Tin KHCN trong nước
Sửa tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu (22/08/2023)
-   +   A-   A+   In  

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 18/2023/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Giải thưởng Tạ Quang Bửu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BKHCN.

Thông tư nêu rõ, Giải thưởng Tạ Quang Bửu (Giải thưởng) là Giải thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ, được tổ chức định kỳ 03 năm một lần nhằm khích lệ và tôn vinh các nhà khoa học có kết quả nghiên cứu cơ bản xuất sắc, góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ của Việt Nam hội nhập và phát triển.

Thông tư 18/2023/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Điều 7. Tiêu chuẩn đối với nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng.

Theo đó, nhà khoa học được xét tặng Giải thưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

1- Được tổ chức, cá nhân đề cử và gửi hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng theo quy định tại Điều 8 Quy chế này.

2- Có kết quả nghiên cứu cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Được thực hiện tại Việt Nam;

b) Được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế ít nhất 1 năm và không quá 7 năm tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng;

c) Được đăng ký, lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật trong trường hợp là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng hoặc nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước;

3- Có đóng góp quan trọng nhất đối với kết quả nghiên cứu cơ bản nêu tại khoản 2 trên.

4- Không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ.

Cơ cấu Giải thưởng Tạ Quang Bửu  

Bên cạnh đó, Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung Điều 4 về cơ cấu Giải thưởng. Theo đó, Giải thưởng Tạ Quang Bửu có tối đa 5 Giải thưởng chính, trong đó không quá 3 giải thưởng đối với nhóm lĩnh vực khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược; khoa học nông nghiệp hoặc nhóm lĩnh vực khoa học xã hội; khoa học nhân văn.

Tối đa 3 Giải thưởng dành cho nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi tính đến thời điểm kết thúc nhận hồ sơ). Trong đó không quá 2 giải thưởng đối với các nhóm lĩnh vực khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y, dược; khoa học nông nghiệp hoặc nhóm lĩnh vực khoa học xã hội; khoa học nhân văn.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/10/2023.

Nguồn: baochinhphu.vn

Số lượt đọc: 4959

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)