Tin KHCN trong nước
Kỹ sư cơ khí cải tiến súng hun chuột (17/07/2023)
-   +   A-   A+   In  

Mẫu súng tạo khói do Bùi Văn Tùng (Hải Phòng, 33 tuổi) chế tạo tận dụng mùn cưa, rơm rạ khô làm nguyên liệu đốt, có chức năng diệt và bắt chuột trong hang.

Trên thị trường hiện có một số loại súng phun khói nhập từ Hàn Quốc, Trung Quốc, song giá cao (từ 15-30 triệu đồng mỗi chiếc). Các thiết bị này sử dụng đồng thời xăng và dầu để tạo khói. Tận dụng kiến thức học từng học tại Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Tùng và các đồng nghiệp tìm cách cải tiến thiết bị hun khói để săn chuột hiệu quả, chi phí rẻ hơn.

Súng phun khói do Tùng cải tiến có thiết kế nhỏ gọn, gồm khoang đốt và máy thổi, được bọc lớp lưới inox cách nhiệt và có dây đeo.

Để vận hành, người dùng chỉ cần nén chặt các nguyên liệu đốt (trấu, mùn cưa, rơm rạ, cỏ khô) vào lõi phụ. Sau khi cho lõi đốt phụ vào trong khoang đốt, sẽ tiến hành châm lửa và thổi khí bằng cách bấm cò súng. Ở đây cò súng đóng vai trò như công tắc điện của quạt thổi. Khi bấm, súng sẽ thổi luồng khói đậm đặc với áp lực cao vào các ngóc ngách của hang khiến chuột sẽ bị ngạt và chạy ra

Tùng cho biết, khi phát hiện vị trí có dấu chân và đất đào mới, dùng súng phun khói liên tục, rồi bịt tất cả lỗ thông hơi cùng với cửa hang. Một lúc sau, chuột sẽ bị chết ngạt trong hang do nồng độ khói đậm đặc và nhiệt độ cao. Cách làm này đặc biệt hiệu quả vào mùa sinh sản của chuột hoặc tháng 9, tháng 10 khi chuột tập trung về hang.

Thiết bị còn có thể săn cả chuột sống. "Chỉ cần đặt hom, bẫy tại các lỗ thông hơi hoặc cửa ra, phun khói vào hang từ 3-5 phút, chuột sẽ lần lượt kéo nhau ra", anh cho hay.

Theo Tùng, độ nén của nguyên liệu đốt sẽ ảnh hưởng tới thời gian đốt, thông thường trấu trộn mùn có thời gian đốt lâu nhất, trong khi rơm, cỏ khô thời gian đốt ngắn hơn nhưng lượng khói nhiều hơn. Điểm đặc biệt thiết bị này là hoạt động từ 4-6 tiếng tùy loại chất đốt, không cần bổ sung nguyên liệu liên tục và có thể điều chỉnh lượng khói bằng cách thay đổi lực bóp cò súng.

Sau 6 tháng với nhiều lần thử nghiệm, nhóm đã chế tạo thành công máy phun với lõi đốt có thể nén nguyên liệu mà không cần phải đốt cháy liên tục. Súng cũng dễ dàng tháo lắp, thay thế để hoạt động dễ dàng trên nhiều không gian như đồng cao, ruộng trũng, vườn cây ăn trái... Giá khoảng 2 triệu đồng/chiếc.

Anh Phạm Thục, cán bộ nông nghiệp tại huyện Tiền Hải, Thái Bình, một trong những khách hàng đầu tiên tiếp cận với máy hun chuột, đánh giá thiết bị dễ sử dụng. "Tôi mới cho tổ dịch vụ diệt chuột của xã đi một buổi đào và phun khói, bắt được 80 chuột mẹ, con", anh Thục kể với VnExpress. Trên trang cá nhân, anh cũng chia sẻ đoạn clip ngắn dùng súng phun khói, thu hút hơn 1 triệu lượt xem, hàng trăm bình luận.

Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng, Nguyễn Thị Cẩm Hương, đánh giá sản phẩm khá sáng tạo và tiện dụng cho các hộ nông dân, hợp tác xã vì dễ sử dụng và di chuyển, tận dụng nguồn nguyên liệu đốt sẵn có. "Mồi lửa bên ngoài làm cho máy nhẹ và an toàn hơn; giá thành phù hợp với bà con nông dân", bà nói và cho biết thiết bị khắc phục được các nhược điểm của máy nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc.

Nguồn: vnexpress.net

Số lượt đọc: 4589

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)