Tin KHCN trong nước
Chế tạo viên nén từ bã cà phê làm chất đốt (25/07/2023)
-   +   A-   A+   In  
Nhận thấy có quá ít giá trị từ cây cafe được tận dụng trong đó có bã cà phê, sinh viên Nguyễn Xuân Bảo cùng nhóm bạn, Trường Hóa và Khoa học Sự sống, Đại học Bách khoa Hà Nội, có ý tưởng tận dụng bã cà phê, mùn cưa, để tạo viên nén đốt cho lò hơi công nghiệp thay thế than đá, gỗ củi, khí gas.

Từ tháng 2/2022, nhóm của Nguyễn Xuân Bảo bắt đầu tìm kiếm giải pháp khai thác nguồn năng lượng từ bã cà phê. Họ thu gom bã từ các nhà máy chế biến cà phê và mùn cưa từ xưởng sản xuất đồ gỗ. Bã cà phê được đem xử lý mùi, loại bỏ một phần tinh dầu thừa và các vụn không đạt chuẩn kích thước. Mùn cưa được sàng lọc để phù hợp về kích thước, độ sạch và độ ẩm. Nguyên liệu được đưa vào hệ thống sấy trục buồng quay công nghiệp để đưa về độ ẩm khoảng 8-10%. Sau giai đoạn sấy là quá trình phối trộn tỷ lệ 50 - 55% bã cà phê, 42 - 44% mùn cưa, đem gia nhiệt để hỗn hợp giữ được độ ẩm phù hợp, tránh ẩm mốc. Nhiệt độ duy trì mức 75 - 80 độ nhằm làm chảy hợp chất tannin trong bã cà phê, kết hợp với hàm lượng cao lignin của mùn cưa sẽ hình thành chất kết dính tự nhiên. Ở bước cuối, nguyên liệu sẽ qua quá trình ép áp suất lớn và ép viên với khuôn ép đầu ra, áp lực ép được tinh chỉnh theo dạng viên nén dạng công nghiệp hoặc viên nén sử dụng dân dụng. Viên nén mang hiệu năng bằng 120% so với viên nén gỗ và tro đốt giảm đến 90% so với than đá truyền thống.

Với kết quả này, Chế tạo viên nén từ bã cà phê làm chất đốt (Dự án Coffuel) của các sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã được giải Quán quân cuộc thi Cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp công nghệ HUST (Techstart 2023).

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 4828

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất đối với các nhà máy chế biến nước mắm truyền thống trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)