Hợp tác quốc tế

Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác về An toàn hạt nhân (16/11/2017)

Ngày 12/11/2017, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, PGS. TS. Nguyễn Tuấn Khải, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về quản lý pháp quy an toàn hạt nhân với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đại diện cho Cơ quan An toàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc. Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa các cơ quan, Bộ, ngành hai quốc gia có sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

NAFOSTED đón tiếp và làm việc với Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Lào (FOSTED) (16/11/2017)

Triển khai các nội dung đã ký kết trong Biên bản thỏa thuận (MOU) giữa Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Lào (FOSTED) tại Nghệ An tháng 6 năm 2017, trong tuần từ 06 – 10/11/2017, đoàn công tác của FOSTED đã tới trao đổi và làm việc tại Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia.

FPT hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ cao với các trường đại học (03/11/2017)

Chiều 31/10, Tập đoàn FPT, Đại học (ĐH) Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Công nghệ Sydney (UTS) đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao.

Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với Tổng cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (02/11/2017)

Từ ngày 18-21/10/2017, đoàn cán bộ lãnh đạo của Tổng cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc (SIPO) do ông Liao Tao, Phó Tổng cục trưởng dẫn đầu, đã sang công tác tại Hà Nội.

Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia đón tiếp và làm việc với chuyên gia Hội đồng Nghiên cứu Anh Quốc (RCUK) (02/11/2017)

Năm 2016, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Hội đồng nghiên cứu Anh (RCUK), theo đó hai Quỹ sẽ hợp tác đồng tài trợ và hợp tác trong chia sẻ kinh nghiệm quản lý các chương trình tài trợ nghiên cứu. Trong cùng năm, NAFOSTED đã phối hợp với RCUK và một số đơn vị tài trợ khác trong Đông Nam Á tổ chức Hội nghị kết nối cho nhà khoa học các nước và tiến hành tiếp nhận hồ sơ cũng như đánh giá xét chọn 01 đợt, tài trợ 05 nhiệm vụ. Trong năm 2017, Hội nghị kết nối đã được tổ chức vào đầu tháng 10 tại Indonesia và dự kiến sẽ kết thúc tiếp nhận hồ sơ vào tháng 2/2018.


Hội thảo quốc tế về Giới trong khoa học và công nghệ (GIST) tại Đài Loan (02/11/2017)

Từ ngày 27-28/10/2017, tại Thành phố Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) diễn ra Hội thảo Quốc tế về Giới trong khoa học và công nghệ (KH&CN).

Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN chính thức lần thứ 17 (AMMST-17) (23/10/2017)

Ngày 20/10/2017, tại Nay Pyi Taw (Myanmar), Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng KH&CN chính thức lần thứ 17 (AMMST-17) và các sự kiện liên quan với sự tham dự của Lãnh đạo Bộ phụ trách về KH&CN của các nước thành viên ASEAN và Phó Tổng Thư ký ASEAN.

Ðưa quan hệ hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam - Liên bang Nga đi vào chiều sâu (20/10/2017)

Hơn 65 năm qua, mặc dù thế giới trải qua nhiều biến cố, thử thách, song mối quan hệ hữu nghị và tin cậy giữa Việt Nam với Liên Xô (trước đây) cũng như với Liên bang (LB) Nga ngày nay không ngừng được củng cố. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga phát triển ngày càng sâu rộng và hiệu quả, trong đó có lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Hội nghị Hiệp hội các Khu công viên khoa học châu Á lần thứ 21 (18/10/2017)

Từ ngày 19 - 21/10/2017 tới tại TP HCM sẽ diễn ra Hội nghị thường niên Hiệp hội các Khu công viên khoa học châu Á lần thứ 21 (ASPA 21). Dự kiến 400 đại biểu đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham dự ASPA 21. Chủ đề chính của hội nghị năm nay là “Công viên khoa học thúc đẩy nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia”.

Hợp tác công-tư phục vụ đổi mới sáng tạo nông nghiệp (16/10/2017)

Các dự án hợp tác công-tư (PPP) được sử dụng rộng rãi để phát triển cơ sở hạ tầng và bây giờ đã trở thành một phương thức ngày càng phổ biến để cung cấp các dịch vụ công khác nhau ở các nước OECD và các nền kinh tế mới nổi cũng như đang phát triển. Kết quả là kinh nghiệm từ một phạm vi rộng các dự án PPP đã được tích lũy và nhiều bài học đã được rút ra từ các nghiên cứu và kinh nghiệm của các nước.