Tin KHCN nước ngoài

Nấm biến đổi gen tiêu diệt nhanh muỗi gây bệnh sốt rét (07/06/2019)

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sốt rét ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên thế giới, cướp đi sinh mạng của hơn 400.000 người mỗi năm. Việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nhiều thập kỷ qua đã không giúp kiểm soát thành công muỗi mang ký sinh trùng sốt rét và dẫn đến tình trạng nhiều chủng muỗi kháng thuốc. Để giải quyết tình trạng này, các nhà khoa học đã tiến hành biến đổi gen của muỗi và các sinh vật khác để diệt trừ muỗi. Cho đến nay, không có phương pháp chuyển gen nào vượt qua được thử nghiệm tại lab.


Giác mạc nhân tạo in 3D (07/06/2019)

Nếu một người bị tổn thương giác mạc nghiêm trọng, điều họ cần làm là phải ghép giác mạc. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc có khoảng 2.000 bệnh nhân đang chờ hiến giác mạc vào năm 2018 và trung bình họ chờ đợi từ 6 năm trở lên để có giác mạc từ người hiến. Vì lý do này, nhiều nhà khoa học đã nỗ lực phát triển giác mạc nhân tạo. Giác mạc nhân tạo hiện có sử dụng collagen tái tổ hợp hoặc được làm từ các chất hóa học như polymer tổng hợp. Do đó, nó không kết hợp tốt với mắt hoặc không trong suốt sau khi cấy ghép giác mạc.


Vật liệu bọt có thể chặn đạn hiệu quả như áo giáp thép (07/06/2019)

Các nhà nghiên cứu Mỹ tạo ra loại bọt kim loại có thể chống đạn 12,7 mm dù chỉ nặng bằng gần một nửa so với thép.

Nghiên cứu đáng báo động phát hiện ô nhiễm nhựa đại dương gây hại cho vi khuẩn sản sinh oxy cho con người hít thở (06/06/2019)

Một nghiên cứu mới quan trọng đang đặt ra những mối bận tâm mới về tác động của ô nhiễm nhựa trong đại dương. Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu xem một loài vi khuẩn biển phổ biến đảm nhiệm việc sản xuất trên 10% lượng oxy trong khí quyển đang bị tác động tiêu cực như thế nào bởi các hóa chất có thể rò rỉ từ các sản phẩm nhựa.


Nhà khoa học tạo ra điện từ nơi lạnh nhất vũ trụ (06/06/2019)

Thiết bị bán dẫn tia hồng ngoại tận dụng sự chênh lệch nhiệt độ giữa trái đất và không gian để sản xuất điện năng kể cả ban đêm.


Nhật Bản đưa vào sử dụng hệ thống robot chữa cháy đầu tiên (06/06/2019)

Nhật Bản vừa triển khai hệ thống robot chữa cháy đầu tiên tại thành phố Ichihara, nơi tập trung nhiều nhà máy hóa dầu, để phục vụ cho hoạt động chữa cháy tại các khu vực nguy hiểm.


Robot được kích hoạt bởi nước có thể là hướng đi mới (06/06/2019)

Nghiên cứu mới cho thấy các vật liệu có thể được chế tạo để tạo ra các bộ truyền động mềm - thiết bị chuyển đổi năng lượng thành chuyển động vật lý - mạnh mẽ và linh hoạt, và quan trọng nhất là chống nước.

Nhật Bản phát triển hệ thống tàu chạy bằng pin nhiên liệu hydro (06/06/2019)

Công ty đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) ngày 4/6 cho biết một số đoàn tàu chạy bằng pin nhiên liệu hydro - một loại năng lượng sạch thế hệ mới, dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2027.


Phương pháp sạch và hiệu quả để tái chế chất thải điện tử (06/06/2019)

Khi số lượng thiết bị điện tử gia tăng trên toàn thế giới, thì việc tìm kiếm các phương pháp tái chế chất thải điện tử hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu. Khoảng 50 triệu tấn chất thải điện tử được sản sinh mỗi năm và chỉ 20% trong số đó được tái chế. Với 80% số chất thải còn lại, đa số được đưa đến bãi chôn lấp, có thể gây hại môi trường.



Taxi bay đầu tiên trên thế giới dùng khí hydro (06/06/2019)

Phương tiện này có 5 chỗ ngồi, vận hành bằng 6 cánh quạt, có kiểu dáng giống với các loại thiết bị bay điều khiển từ xa.