Tin KHCN nước ngoài

Thiết bị điện tử in 3D thân thiện với môi trường nhờ có mực in điện tử phân hủy sinh học (07/01/2022)

Khi các mạch điện in 3D được sản xuất rộng rãi, vấn đề rác thải điện tử có thể trở nên tồi tệ hơn. Đó là lý do các nhà khoa học Thụy Sĩ đã tạo ra loại "mực điện tử" có nguồn gốc tự nhiên mới với khả năng phân hủy sinh học khi được thải loại.

Vi tảo giúp cải thiện chất lượng nước và năng suất tôm thẻ chân trắng (04/01/2022)

Theo một nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí Aquaculture, việc bổ sung vi tảo T pseudonana (Thalassiosira pseudonana) có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước, kiểm soát mầm bệnh Vibrio và thúc đẩy sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh.

Ý tưởng công nghệ độc đáo: Chế tạo pin xe điện từ bã cà phê (21/12/2021)

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Indonesia (TP Depok) vừa tìm ra biện pháp chế biến bã cà phê thành graphite (than chì). Đây là một dạng carbon để ứng dụng trong pin xe điện.


Những phát hiện về cách muối ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong não (21/12/2021)

Các nhà khoa học tại Đại học Georgia State (Hoa Kỳ) mới đây đã công bố một thông tin đáng ngạc nhiên về mối quan hệ giữa hoạt động của tế bào thần kinh và lưu lượng máu sâu bên trong não, cũng như não bị ảnh hưởng thế nào khi chúng ta ăn muối. 

Một tiểu hành tinh gần Trái đất có thể là mảnh vỡ của Mặt trăng (21/12/2021)

Các nhà thiên văn của Đại học Arizona (Hoa Kỳ) mới đây đã công bố tiểu hành tinh gần Trái đất tên là Kamo'oalewa có thể là một mảnh vỡ từ Mặt trăng. Kamo'oalewa là một bán vệ tinh quay quanh Mặt trời nhưng vẫn tương đối gần Trái đất. Người ta biết rất ít về những vật thể này vì chúng mờ nhạt và khó quan sát. Kamo'oalewa được phát hiện bởi kính thiên văn PanSTARRS ở Hawaii vào năm 2016. 


Những mô phỏng lượng tử đầu tiên của baryon (21/12/2021)

Mới đây, các nhà khoa ở Viện Máy tính lượng tử (IQC) của Đại học Waterloo (Hoa Kỳ) đã thực hiện những mô phỏng đầu tiên trên máy tính lượng tử đối với hạt cơ bản baryon. Với các kết quả mô phỏng, nhóm đã bước thêm một bước hướng tới các mô phỏng lượng tử phức tạp hơn, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu neutron, tìm hiểu thêm về những khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ và nhận ra tiềm năng cách mạng của máy tính lượng tử.


Cà chua chỉnh sửa gen bằng công nghệ CRISPR/Cas9 đầu tiên được thương mại ở Nhật Bản (21/12/2021)

Nhật Bản gần đây đã phát triển thành công một loại cà chua chỉnh sửa gen bằng công nghệ CRISPR/Cas9. Từ tháng 10 năm nay, loại cà chua này đã chính thức được bày bán tại một số siêu thị với giá khoảng 500.000 đồng/kg.


Vật liệu nhân tạo thông minh có thể cảm nhận, thích ứng với môi trường (21/12/2021)

Trong một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu tại Đại học Missouri và Đại học Chicago (Hoa Kỳ) đã phát triển một loại vật liệu nhân tạo mới, được gọi là siêu vật liệu, có khả năng phản ứng với môi trường, độc lập đưa ra quyết định và thực hiện hành động không được điều khiển bởi con người.


Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dự đoán chính xác suy nghĩ và hành vi tự tử ở thanh thiếu niên (21/12/2021)

Orion Weller và các cộng sự tại Đại học Johns Hopkins (ở Baltimore, Maryland) đã phát triển một thuật toán AI cho thấy độ chính xác cao trong việc xác định thanh thiếu niên đang trải qua những suy nghĩ và hành vi tự tử.


Tìm ra protein mới giúp thúc đẩy các liệu pháp điều trị ung thư và phát hiện vật liệu phóng xạ (21/12/2021)

Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm quốc gia Hoa Kỳ Lawrence Livermore (LLNL) và Đại học Penn State đã phát hiện một loại protein có thể được dùng để tách tạp chất và tinh chế các kim loại phóng xạ như Actini, giúp ích cho việc phát triển các loại thuốc điều trị ung thư thế hệ tiếp theo.