Tin KHCN nước ngoài

Cảm biến mới phát hiện ion thủy ngân (28/02/2023)

Mặc dù có nhiều biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, nhưng các chất ô nhiễm như thủy ngân và chì vẫn có thể tồn tại trong môi trường. Để phát hiện các chất ô nhiễm này thường đòi hỏi các quy trình phức tạp, nhưng giờ đây, các nhà nghiên cứu đã chế tạo được bộ cảm biến nano tự cấp năng lượng với khả năng phát hiện một lượng nhỏ ion thủy ngân và thông báo kết quả ngay tức thì. Cảm biến mới là sản phẩm của nhóm tác giả đến từ Đại học Quốc gia Thanh Hoa ở Đài Loan (Trung Quốc) do GS. Zong-Hong Lin dẫn đầu.

Lò phản ứng biến rác nhựa và khí nhà kính thành nhiên liệu (24/02/2023)

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Cambridge phát triển hệ thống đầu tiên có thể chuyển đổi đồng thời rác thải nhựa và khí nhà kính thành các sản phẩm hóa học nhờ năng lượng mặt trời, Interesting Engineering hôm 10/1 đưa tin. Cụ thể, trong lò phản ứng, CO2 và nhựa được chuyển đổi thành nhiên liệu bền vững và các chất hữu ích dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Synthesis.

Thiết bị chụp ảnh bằng quang-âm siêu nhanh cung cấp những hiểu biết mới về chức năng não (22/02/2023)

Các nhà khoa học tại Đại học Duke đã phát triển thành công một hệ thống chụp ảnh bằng quang-âm siêu nhanh có khả năng chụp lại được những thay đổi chức năng và phân tử xảy ra trong các chứng rối loạn não lớn.



Công nghệ mới lắp ráp vật chất ở dạng 3D (21/02/2023)

Các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Hệ thống Vi mô, Nano và Phân tử tại Viện Nghiên cứu Y khoa Max Planck và Viện Kỹ thuật Hệ thống Phân tử và Vật liệu Tiên tiến tại Đại học Heidelberg đã tạo ra một công nghệ mới lắp ráp vật chất ở dạng 3D. Khái niệm của họ sử dụng kỹ thuật multiple acoustic holograms để tạo ra các trường áp suất có thể in được các hạt rắn, hạt gel và thậm chí cả tế bào sinh học.

Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen (17/02/2023)

Việt Nam nằm trong vùng phân bố sen tự nhiên trên thế giới. Việt Nam đã sử dụng hầu hết các bộ phân cây sen như hạt, lá, ngó sen được sử dụng làm dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm. Tuy nhiên bộ phận chính của cây sen là cuống cây sen hầu như chưa được xử dụng. Cây sen có ở khắp đất nước Việt Nam đặc biệt nhiều ở hai vùng đất ngập nước Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Việt Nam cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào về cuống cây sen lấy sợi, cũng chưa sản xuất các sản phẩm sợi và dệt lụa từ cây Sen.

Giun biến đổi gen phát sáng khi phát hiện ô nhiễm không khí trong nhà (10/02/2023)

Mặc dù không khí trong nhà hoặc nơi làm việc của chúng ta xem ra có vẻ ổn, nhưng có thể chứa các hợp chất gây hại bắt nguồn từ các vật liệu như ván dăm và chất liệu làm thảm. Theo một nghiên cứu mới, có thể biết được điều đó nhờ sử dụng những con giun phát sáng nhỏ bé.

Da công nghệ sinh học 3D mang đến nhiều hứa hẹn lớn (09/02/2023)

Mặc dù da công nghệ sinh học có nhiều tiềm năng ứng dụng cho những nạn nhân bị bỏng, tuy nhiên vật liệu này cho đến nay mới chỉ được sản xuất ở dạng tấm phẳng. Giờ đây các nhà khoa học đã nghĩ ra một phương pháp phát triển da công nghệ sinh học ở dạng 3D, có thể ‘mặc’ vào người như quần áo.

Hệ thống mới giúp ngăn chặn tai nạn giao thông (06/02/2023)

Lấy cảm hứng từ cách côn trùng tránh va vào nhau, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ đã thiết kế được loại máy dò đơn giản, tiết kiệm năng lượng, có thể giúp ngăn chặn các vụ va chạm giao thông. 

Lò phản ứng năng lượng mặt trời chuyển đổi CO2 và rác thải nhựa thành các sản phẩm hữu ích (31/01/2023)

Khí nhà kính và rác thải nhựa là hai trong số những vấn đề môi trường nan giải nhất mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay. Để giải quyết đồng thời cả hai vấn đề này, nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Cambridge, Anh đã thiết kế được một lò phản ứng mới hoạt động hoàn toàn bằng ánh nắng mặt trời có thể chuyển đổi CO2 và chai nhựa bỏ đi thành các vật liệu hữu ích.

Chế tạo thành công pin mặt trời mỏng siêu mỏng (29/01/2023)

Pin mặt trời vải siêu mỏng và nhẹ của Viện Công nghệ Massachusetts có công suất cao hơn pin mặt trời truyền thống khoảng 18 lần.