Tin KHCN nước ngoài

Australia thử nghiệm dùng ruồi bản địa để thụ phấn cây trồng (30/03/2023)

Australia dự định thử nghiệm dùng một loại ruồi bản địa để thụ phấn cho cây trồng tại Mid North Coast - vùng trồng cây việt quất lớn nhất của Australia ở phía Đông Bắc bang New South Wales.


Lúa mì chỉnh gene giúp chịu hạn phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới (28/03/2023)

Lúa mì biến đổi gene (BĐG) chịu hạn được kỳ vọng có thể giúp cải thiện năng suất và gia tăng sản lượng trong điều kiện mưa ít và có thể giúp nuôi sống lượng dân số đang thiếu ăn tại những quốc gia đang phát triển - nơi thâm hụt lượng mưa từ lâu.


Rong biển cảm biến có khả năng theo dõi sức khỏe và thể chất (27/03/2023)

Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Tổng hợp Sussex (Anh) đã thử nghiệm thành công một loại cảm biến sức khỏe giúp ích cho việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe cá nhân.

Phát minh giúp kéo dài thời gian sử dụng rau củ, giảm thiểu tình trạng thực phẩm dư thừa (26/03/2023)

Các nhà khoa học mới đây đã phát minh miếng đệm lót sinh học có tên FreshTech có khả năng kéo dài thời gian sử dụng của rau củ nhằm giảm thiểu tình trạng dư thừa, lãng phí thực phẩm.

Băng vết thương điện tử có thể phân hủy sinh học thúc đẩy chữa lành vết thương nhanh (22/03/2023)

Trong tương lai có thể không cần băng dính cá nhân để băng vết thương, mà thay vào đó là một lớp phủ điện tử linh hoạt mới, có giá cả phải chăng, không chỉ tăng tốc chưa lành, theo dõi không dây quá trình chữa lành mà còn hấp thụ vô hại vào cơ thể khi tác dụng của nó là hoàn thành.



Tạo ra pin mặt trời từ vật liệu hữu cơ (22/03/2023)

Các nhà nghiên cứu Mỹ tạo ra pin mặt trời mới từ thành phần hữu cơ có thể ứng dụng trong nông nghiệp, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Vật liệu perovskite nâng cao hiệu suất của pin mặt trời (21/03/2023)

Mới đây, nhóm nghiên cứu của GS Yusheng Lei tại Đại học California San Diego (Hoa Kỳ) đã phát triển một loại pin mặt trời mới có hiệu suất cao hơn các loại pin mặt trời hiện tại. Pin mặt trời này được chế tạo bằng vật liệu perovskite (tên một loại quặng gồm canxi, titan và oxy) có kích thước mỏng, không chứa chì, sử dụng kỹ thuật epitaxy hóa học để chế tạo mạng lưới tinh thể siêu mạng. Cấu trúc mạng lưới tinh thể siêu mạng bao gồm các giếng lượng tử perovskite được sắp xếp theo chiều dọc và đan chéo nhau. Cấu trúc đan chéo này làm cho động lực học hạt tải điện của vật liệu hiệu quả hơn.

Cảm biến đất công nghệ cao giúp bảo tồn nguồn nước quý hiếm (20/03/2023)

Cảm biến độ ẩm đất có thể giúp người nông dân tiết kiệm nước thông qua báo cho họ thời điểm cây trồng thực sự cần được tưới nước. Một loại cảm biến mới thử nghiệm rất hữu ích do được kết hợp với vật liệu đặc biệt khiến cảm biến rất nhạy cảm với độ ẩm.

Tấm ốp thân thiện với môi trường và chống cháy được làm bằng thủy tinh tái chế (17/03/2023)

Thủy tinh dù được biết là có thể tái chế hoàn toàn, nhưng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cho rằng chỉ khoảng một phần ba khối lượng thủy tinh sau tiêu dùng thực sự được tái chế. Một loại tấm ốp mới làm bằng thủy tinh dùng trong lĩnh vực xây dựng có thể giúp làm tăng con số đó.

Vỏ cua cung cấp năng lượng cho pin sạc thế hệ mới (17/03/2023)

Bất kỳ ai từng ăn càng cua tươi hoặc đuôi tôm hùm, đều có thể gặp khó khăn ở mức độ nhất định khi cắn lớp vỏ cứng. Tuy nhiên, thay vì vứt bỏ, các nhà nghiên cứu đang tìm cách tái chế lớp vỏ cứng này thành vật liệu xốp, chứa đầy cacbon để phục vụ nhiều mục đích sử dụng. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tại Học viện Khoa học Y khoa Sơn Đông, Trung Quốc và Viện Công nghệ Kyushu, Nhật Bản đã sử dụng cacbon từ vỏ cua để chế tạo vật liệu cực dương cho pin natri-ion, đối thủ cạnh tranh sắp tới của pin lithium-ion.