Tin KHCN nước ngoài
Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen (17/02/2023)
-   +   A-   A+   In  
Việt Nam nằm trong vùng phân bố sen tự nhiên trên thế giới. Việt Nam đã sử dụng hầu hết các bộ phân cây sen như hạt, lá, ngó sen được sử dụng làm dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm. Tuy nhiên bộ phận chính của cây sen là cuống cây sen hầu như chưa được xử dụng. Cây sen có ở khắp đất nước Việt Nam đặc biệt nhiều ở hai vùng đất ngập nước Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Việt Nam cũng chưa có một công trình nghiên cứu nào về cuống cây sen lấy sợi, cũng chưa sản xuất các sản phẩm sợi và dệt lụa từ cây Sen.

Sản phẩm vải sợi tơ sen đã có ở Myanmar và Cambodia (làng In Paw Khon và Siêm Riệp). Sản phẩm từ vải tơ sen là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị cao ở các điểm du lịch của Myanmar. Một số sản phẩm này đã được xuất sang thị trường Tây Âu và Nhật Bản.

Việt Nam có một diện tích đất ngập nước rông lớn, hầu hết các nơi này đều phân bố sen trồng và sen tự nhiên. Việt Nam có làng nghề dệt vải truyền thống, có đội ngũ thợ thủ công dệt đông đảo, Nghiện cứu thử nghiệm đề tài thành công sẽ tạo một nghề mới, một sản phẩm tơ lụa mới cho Việt Nam; Cải thiện đời sống của người dân vùng đất ngập nước, và mang đến lợi ích kinh tế và phát triển du lịch cho Việt Nam. Có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Cơ quan chủ trì Viện Kinh tế Sinh thái cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS. TSKH. Nguyễn Duy Chuyên thực hiện Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen với mục tiêu: Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng sen Việt Nam để lấy sợi, quy trình công nghệ thu tơ, se sợi, tạo sản phẩm sợi dệt từ cuống sen tại Việt Nam; Tạo ra sản phẩm dệt mới từ tơ cuống lá sen, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân Việt Nam ở vùng đất ngập nước; Xây dựng mô hình thử nghiệm trồng sen lấy sợi và chế biến, sản xuất, sản phẩm dệt từ tơ cuống cây sen phù hợp với điều kiện tại một số vùng đất ngập nước ở Việt Nam.

Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Myanmar là nước đầu tiên có nghề dệt vải lụa từ tơ cuống lá sen gắn với tín ngưỡng Phật giáo. Ra đời khoảng từ năm 1910, nghề dệt vải lụa từ tơ cuống lá sen của Myanmar được hình thành một cách tự phát, sản xuất mang tính thủ công với khởi nguồn từ làng KyaingKan (Chaing Kham) - cực nam của Hồ Inlay với sản phẩm ban đầu là tấm áo cà sa dâng lên các nhà sư trụ trì trong vùng. Hiện đã có thêm làng nghề dệt vải từ cuống lá sen InPawKhon.

Hiện nay ngành này chưa được Chính phủ Myanmar đầu tư, phát triển, nên một số doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, gắn với du lịch trên vùng hồ Inle. Sản phẩm chủ yếu hiện nay là khăn quàng, ví, mũ, áo choàng, áo cà sa… với chất liệu vải dệt từ tơ cuống lá sen. Có sự hợp tác với các doanh nghiệp thời trang quốc tế nên giá trị kinh tế của các sản phẩm được tăng cao (giá cả từ vài chục USD đến vài ngàn USD/sản phẩm), điều đó mang đến những lợi ích kinh tế và tiềm năng phát triển cho ngành này, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân ở nông thôn.

Gần đây, nhiều hãng thời trang quốc tế phối hợp với các doanh nghiệp của Myanmar và Campuchia để đầu tư, phát triển các sản phẩm dệt từ cuống lá sen: Năm 2009, tập đoàn thời trang nổi tiếng từ Ý là Loro Piana Group đã đầu tư sản xuất vải và thời trang từ lụa tơ Sen tại Campuchia theo truyền thống của Myanmar. Loro Piana đã thành công trong việc đăng ký thương hiệu “Loro Piana vải hoa Sen”, xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Mỹ và chào bán sản phẩm thời trang từ sợi, vải từ cuống lá sen với giá hàng từ vài trăm đến vài ngàn USD.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Hoàn thành số lượng 5 sản phẩm từ tơ sen (sợi, khăn quàng, áo choàng tơ sen…);

- Xây dựng được bộ hướng dẫn, qui trình kĩ thuật sản xuất tơ lụa từ cuống cây sen cho Viêt Nam, từ khâu trồng, thu hái kéo sơi miết tơ, dệt vải;

 - Xây dựng bộ hướng dân kĩ thuật trồng sen lấy sợi;

- Xây dựng bộ hướng dẫn kĩ thuật thu tơ và chế biến sợi sen;

- Xây dựng bộ hướng dẫn kĩ thuật dệt tơ lụa vải sợi sen;

- Xây dựng 3 mô hình sản xuất thử nghiệm ở miền Bắc (Phùng Xá, Mỹ Đức, Ninh Sở, Thanh Trì, Hà Nội) và ở miền Tây Nam Bộ (Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp).

Mỗi mô hình có các yêu cầu trọng điểm khác nhau như mô hình ở Ninh Xá chủ yếu nghiên cứu thử nghiệm các giống sen lấy sợi, kỹ thuật thu hái và kỹ thuật trồng. Mô hình Mỹ đức thử nghiệm kĩ thuật miết kéo tơ sen, dệt và sản xuất các sản phẩm tơ lụa từ cây 25 sen. Mô hình Đồng tháp thử nghiệm kỹ thuật trồng, kéo miết tơ và lan tỏa phát triển sản xuất đa dạng các sản phẩm từ tơ sen

Khác với Campuchia và Myanmar, bên cạnh các nghiên cứu cơ bản về các đặc điểm sinh thái cây sen, kỹ thuật canh tác cây sen đề tài đã còn có các nghiên cứu mang hàm lượng khoa học cao như các nghiên cứu cơ bản vê cuống cây sen, Nhóm nghiên cứu của đề tài lần đầu tiên ở Việt Nam đã nghiên cứu vi giải phẫu cấu trúc cuống cây sen và tiềm năng cho sợi từ cây sen ở Việt Nam. Đề tài cũng đã nghiên cứu đánh gia cấu trúc, độ bền và chất lượng và các giá trị của sơi tơ sen, sợi sen và giá trị thương mại của các sản phẩm tơ lụa sen, so sánh với các sản phẩm của Myanmar. Từ các nghiên cứu thử nghiệm trên có thể có kết luận bước đầu về mặt sinh học và khí hậu nên sử dụng giống sen bản địa của Việt Nam trong sản xuất các sản phẩm sợi.

Đề tài và Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức thử nghiệm thành công kéo tơ sợi từ cuống cây sen vào 21/7/2017 đến tháng 8/2018 cũng tại mô hình Phùng Xá lần đầu tiên tại Việt Nam đã dệt thành công khăn tơ từ cây sen. Như vậy đê tài đã thành công thử nghiệm được nguồn nguyên liệu dệt mới của Việt Nam từ cây sen, tạo ra một sản phẩm dệt mới và một nghề mới từ cây sen của Việt Nam.

Đề tài đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất tơ sợi từ cuống sen cho hơn 30 học viên đến từ Đồng Tháp Mười & ngoại thành Hà Nội tại mô hình Phùng Xá Mỹ Đức, Hà Nội, tháng 6 năm 2018. Tháng 7 năm 2019 đề tài đã kết hợp với tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới(IUCN), Viện Kinh Tế Sinh Thái đã tổ chức lớp tập huấn tại huyện Tháp Mười cho hơn 30 học viên đến từ các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, An Giang. Các học viên đạt yêu cầu học tập được cấp chứng chỉ của lớp học. Đề tài đã xây dựng một đội ngũ tiểu giáo viên tập huấn về sản xuất tơ lụa từ cây sen.

Các kết qủa của đề tài đã được các địa phương ứng dụng vào phát triển kinh tế như ở miền Nam, huyện Tháp Mười đặc biệt là xã Tân Kiều người dân đã được tập huấn kéo miết tơ sen lấy sợi và kiến thức về kỹ thuật trồng sen, hiện nghề này đã được lan tỏa sang các tỉnh miền Tây khác như Bến tre, An giang...; ở miền Bắc, từ các kết quả sản xuất thử nghiệm ở mô hình Phùng Xá Mỹ Đức, các sản phẩm như khăn tơ sen, tranh ảnh làm bằng lụa tơ sen... đã được các cơ quan ngoại giao, văn phòng chính phủ đặt làm quà tặng hoặc cũng đã được trưng bày, bán trong các hội trợ, triển lãm...

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18052/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 4890

Về trang trước Về đầu trang