Tin KHCN nước ngoài

Hệ thống cửa sổ lỏng giúp tiết giảm chi phí năng lượng (13/03/2023)

Các nhà nghiên cứu của Đại học Kỹ thuật Toronto ở Canada đã phát triển một hệ thống chất lỏng nhiều lớp (cửa sổ lỏng) có thể giảm chi phí năng lượng để sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng các tòa nhà.

Thiết bị lọc nước loại bỏ 99,9% vi nhựa trong 10 giây (10/03/2023)

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển thiết bị lọc nước tốc độ cao từ vật liệu CTF, có thể tái chế nhiều lần mà không mất hiệu quả.

Robot mô phỏng giun đất di chuyển bằng cách tạo sóng (08/03/2023)

Giun đất di chuyển trong đất không chỉ bằng cách luồn lách xung quanh mà còn truyền các sóng nhu động xuống cơ thể chúng. Một loại robot mới mô phỏng cách giun đất di chuyển, một ngày nào đó có thể được sử dụng để làm các nhiệm vụ thám hiểm dưới lòng đất hoặc thậm chí là tìm kiếm và cứu hộ.

Xử lý CO2 trong nước biển (08/03/2023)

Vì CO2 tiếp tục tích tụ trong bầu khí quyển Trái đất, các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới vẫn đang tìm cách loại bỏ CO2 trong không khí một cách hiệu quả. Đại dương là nơi hấp thụ khoảng 30 đến 40% tổng lượng khí CO2 bắt nguồn từ các hoạt động của con người và cũng là nơi hấp thụ nhiều CO2 nhất từ bầu khí quyển.

Lòng trắng trứng - giải pháp tiềm năng để lọc sạch vi nhựa trong nước biển (07/03/2023)

Vi nhựa là những mẫu nhựa nhỏ được tìm thấy trong môi trường, có đường kính nhỏ hơn 5mm. Các hạt vi nhựa hình thành từ quá trình phân hủy các mảnh nhựa lớn hoặc các vật phẩm nhựa trong môi trường sau đó đi theo đường thoát nước đổ ra sông suối và cuối cùng tập trung ra biển.



Pin mặt trời làm từ vật liệu hữu cơ (07/03/2023)

Các nhà nghiên cứu Mỹ tạo ra pin mặt trời mới từ thành phần hữu cơ có thể ứng dụng trong nông nghiệp, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.

Chế tạo loại gỗ bền hơn và có thể hấp thụ CO2 từ không khí (02/03/2023)

Trong bối cảnh thế giới đang tập trung giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã đưa ra một phương pháp mới chế tạo loại gỗ bền hơn và có thể hấp thụ CO2 từ không khí.

Polime chống ăn mòn mới tự phục hồi và có thể tái chế (01/03/2023)

Các kỹ sư tại Viện Kỹ thuật Liên bang Thụy Sỹ (ETH) Zurich đã tạo ra loại vật liệu mới để chống lại hiện tượng ăn mòn đang diễn ra trong các tòa nhà và xe cộ. Lớp phủ polime không chỉ bảo vệ chống ăn mòn mà còn làm nổi bật các vết nứt khi chúng hình thành, tự động sửa chữa hư hỏng và có thể được tái chế khi hết thời hạn sử dụng.

Cảm biến mới phát hiện ion thủy ngân (28/02/2023)

Mặc dù có nhiều biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, nhưng các chất ô nhiễm như thủy ngân và chì vẫn có thể tồn tại trong môi trường. Để phát hiện các chất ô nhiễm này thường đòi hỏi các quy trình phức tạp, nhưng giờ đây, các nhà nghiên cứu đã chế tạo được bộ cảm biến nano tự cấp năng lượng với khả năng phát hiện một lượng nhỏ ion thủy ngân và thông báo kết quả ngay tức thì. Cảm biến mới là sản phẩm của nhóm tác giả đến từ Đại học Quốc gia Thanh Hoa ở Đài Loan (Trung Quốc) do GS. Zong-Hong Lin dẫn đầu.

Lò phản ứng biến rác nhựa và khí nhà kính thành nhiên liệu (24/02/2023)

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Cambridge phát triển hệ thống đầu tiên có thể chuyển đổi đồng thời rác thải nhựa và khí nhà kính thành các sản phẩm hóa học nhờ năng lượng mặt trời, Interesting Engineering hôm 10/1 đưa tin. Cụ thể, trong lò phản ứng, CO2 và nhựa được chuyển đổi thành nhiên liệu bền vững và các chất hữu ích dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Synthesis.