Tin KHCN nước ngoài

Chế tạo "mũi điện tử" phát hiện nhanh nhiễm khuẩn C. diff (07/09/2014)

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Leicester, Anh đã chế tạo được chiếc "mũi điện tử" rất nhạy, có khả năng phát hiện ra vi khuẩn C-diff truyền nhiễm ở mức cao, là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Sử dụng khối phổ kế, nhóm nghiên cứu đã chứng minh có thể xác định “mùi” đặc trưng của vi khuẩn C-diff dẫn đến chẩn đoán nhanh bệnh.

Trình làng công nghệ 3-D "sờ thấy được" (06/09/2014)

Công ty công nghệ Nhật Miraisens vừa công bố công nghệ hình ảnh ba chiều (3-D) “có thể sờ thấy được” và cho biết sẽ sớm tung sản phẩm này ra thị trường.

Xác định vi khuẩn đường ruột bảo vệ chống dị ứng thực phẩm (05/09/2014)

Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại trường Đại học Chicago đăng trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Hoa Kỳ, sự hiện diện của Clostridi, loại vi khuẩn đường ruột phổ biến giúp bảo vệ chống dị ứng thực phẩm. Bằng cách kích thích các phản ứng miễn dịch ngăn chặn các chất gây dị ứng thực phẩm xâm nhập vào máu, vi khuẩn Clostridia giảm thiểu sự tiếp xúc của chất gây dị ứng và ngăn chặn sự nhạy cảm, một bước quan trọng trong quá trình phát triển dị ứng thực phẩm. Phát hiện này hướng tới liệu pháp lợi khuẩn cho bệnh dị ứng.


Pin năng lượng mặt trời bằng vật liệu mới (05/09/2014)

Các loại pin mặt trời hữu cơ thường được chế tạo từ hai dạng nguyên liệu: một chất cho và một chất nhận, tạo điều kiện tách điện tích hiệu quả. Đối với chất nhận, phân tử thường được sử dụng nhiều nhất là fullerene hấp thụ tia sáng xanh. Điều đó khiến cho phổ hấp thụ của vật cho có thể bao phủ càng rộng càng tốt trên dải quang phổ mặt trời. Nhưng hầu hết các chất bán dẫn hữu cơ đều có độ rộng băng tần quang nhỏ. Kết quả là, các loại pin mặt trời dựa trên các nguyên liệu như vậy chỉ có thể bắt được một phần nhỏ của dải quang phổ mặt trời.

Tấm thu năng lượng mặt trời trong suốt (04/09/2014)

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học bang Michigan đã phát triển loại thiết bị thu năng lượng mặt trời mới, có thể lắp vào cửa sổ như những tấm kính thông thường.

Các nhà khoa học biến kim loại thành thủy tinh (04/09/2014)

Trong một nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học của Đại học Pittsburgh giới thiệu một cách tiếp cận thực nghiệm hình thành thủy tinh kim loại đơn nguyên tử thông qua kỹ thuật tôi lỏng cực nhanh.

Liệu pháp mới cho bệnh tiểu đường sẽ biến các tế bào gan thành nơi sản sinh insulin (29/08/2014)

Khi liệu pháp ghép tế bào đảo tụy lần đầu tiên được đưa vào, nó đã mang hy vọng đến cho vô số bệnh nhân tiểu đường mệt mỏi vì phải tiêm insulin hàng ngày. Giờ đây, công ty y học tái tạo Orgenesis đặt tại Đại học Tel Aviv, Israel đang phát triển liệu pháp biến đổi các tế bào gan thành tế bào sản sinh insulin. Liệu pháp mới được cho là khắc phục những thiếu sót của liệu pháp đảo tụy.


Hạt nano hình vòm cho thấy nhiều triển vọng trong điều trị ung thư và HIV (29/08/2014)

Một nhóm nghiên cứu đa ngành gồm các nhà khoa học đến từ UCLA (Đại học California, Los Angeles) và Đại học Stanford đã sử dụng một loại hạt nano tự nhiên, đó là các hạt tế bào chất hình vòm (vault cytoplasmic ribonucleoprotein) được các nhà nghiên cứu đặt tên là vault (mái vòm) để tạo ra một hệ thống vận chuyển thuốc mới, có thể dẫn đến những tiến bộ trong điều trị ung thư và HIV.


Tạo ra nhiên liệu xanh nhờ quang hợp (27/08/2014)

Các nhà nghiên cứu từ Trường đại học Quốc gia Úc (ANU) đã phát hiện ra cách tạo ra khí hydro có thể dùng cho ôtô bằng việc bắt chước quá trình quang hợp của lá cây.

Nhật Bản ra mắt “tế bào năng lượng mặt trời hoa tú cầu” (27/08/2014)

Một tấm pin mặt trời trông giống một bông hoa là một ý tưởng cung cấp năng lượng xanh mới ở Nhật Bản, nơi đang tìm kiếm nguồn năng lượng tái tạo mới đồng thời trông đẹp mắt.