Tin KHCN nước ngoài

Australia: phát hiện một loại trái cây có thể chữa bệnh ung thư (10/10/2014)

Các nhà khoa học Australia vừa thông báo phát hiện những đặc tính chống ung thư trong một loại quả mọng chỉ được tìm thấy tại vùng Viễn Bắc Queensland.

Nghiên cứu hệ thống định vị của não đoạt giải nobel y học (10/10/2014)

Giải thưởng Nobel Y học, giải thưởng Nobel đầu tiên của năm 2014, được chia đều cho ba nhà khoa học Giáo sư John O'Keefe (mang hai quốc tịch Anh và Mỹ), May-Britt Moser (quốc tịch Na Uy) và Edwar Moser (quốc tịch Na Uy) vì có công khám phá ra các tế bào hợp thành hệ thống định vị (GPS) bên trong bộ não.

Bước đột phá mới cho phép các nhà nghiên cứu ghi lại được hình ảnh động của các phân tử (10/10/2014)

Một phương pháp tinh thể học mới được phát triển tại Đại học Leeds mang lại khả năng cho các nhà khoa học có thể quan sát được các phân tử hoạt động như thế nào.


Phát hiện hai protein quan trọng tạo nên thành tế bào thực vật (10/10/2014)

Sự sống còn của đa số thực vật như thực vật mà con người dùng làm thức ăn, phụ thuộc vào khả năng chúng tạo ra các thành tế bào chắc chắn, nhưng mềm. Thành phần chính của thành tế bào là polysaccharide được gọi là xylan.


Các nhà khoa học phát triển robot diệt virus Ebola (10/10/2014)

Một dòng robot mới có tên Little Moe đang được triển khai trong công cuộc chống dịch bệnh Ebola, nhờ vào năng lực phóng ra luồng ánh sáng mạnh gấp 25.000 ánh sáng mặt trời và nhanh chóng tiêu diệt virus gây bệnh.

Chế tạo robot có thể di chuyển giống bạch tuộc (08/10/2014)

Loài bạch tuộc có thể lang thang trong lòng đại dương bằng cách sử dụng các giác hút dưới các xúc tu.

Dự báo lở đất bằng ánh sáng (08/10/2014)

Cảm biến sợi quang được sử dụng trên toàn thế giới để theo dõi tình trạng của phần cơ sở hạ tầng khó tiếp cận như mặt dưới của cây cầu, tường phía ngoài của đường hầm, chân đập, đường ống dài và đường sắt tại các vùng nông thôn hẻo lánh. 

Than sinh học biến đổi đổi dòng chảy để cải tạo đất cát và đất sét (08/10/2014)

Thông thường, những người làm vườn và nông dân bón than đá hoặc than sinh học cho đất để tăng sản lượng cây trồng và chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Giờ đây, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Rice và Đại học Colorado, Hoa Kỳ đã phát hiện thêm một lợi ích nữa của than sinh học, đó là khả năng giúp đất sét tiêu nước nhanh còn đất cát tiêu nước chậm. Nghiên cứu đã được công bố trực tuyến trên Tạp chí PLoS ONE, lần đầu tiên đã giải thích về sự bí ẩn này.

Miếng dán thông minh có thể theo dõi tình trạng của da (08/10/2014)

Miếng dán trên da thông minh mới có thể cảnh báo cho bạn biết khi da bạn bị khô, hoặc khi cần phải gặp bác sĩ đơn giản như việc màu sắc trên da của bạn đột nhiên thay đổi. Miếng dán này có diện tích khoảng 5cm vuông, nó chứa hàng nghìn bộ cảm biến nhỏ được thiết kế để cảm nhận được những thay đổi về nhiệt độ trên da. Khi phát hiện những thay đổi bất ngờ, các cảm biến sẽ thay đổi màu sắc.

Biến nước bẩn thành nước sạch trong chớp nhoáng (08/10/2014)

Các chuyên gia Siberia, Nga đã tạo ra một hệ thống tự động có khả năng xác định thành phần của nước. Nếu chất lượng nước không đảm bảo, chương trình sẽ phản ứng ngay lập tức và gửi nước đi làm sạch.