Tin KHCN nước ngoài

Ý tưởng về ô tô bay đã trở thành hiện thực (15/10/2014)

Trong nhiều thập kỷ, ý tưởng về một chiếc ô tô có thể bay được khi bị tắc đường chỉ mang tính viễn tưởng.

Phát triển loại pin sạc được 70% chỉ trong hai phút (15/10/2014)

Các nhà khoa học Singapore vừa tạo ra một loại pin mới có tuổi thọ dài hơn 20 năm, và có thể sạc lại đến 70% chỉ trong 2 phút, có thể trở thành một bước đột phá trong công nghệ chế tạo pin.

Bộ dụng cụ chẩn đoán nhanh virus Ebola (15/10/2014)

Các nhà nghiên cứu Anh vừa phát triển một bộ công cụ xét nghiệm đơn giản để phát hiện người bị nghi nhiễm virus Ebola.

Thiết bị phát hiện ung thư nhanh (15/10/2014)

Các nhà nghiên cứu Mỹ giới thiệu một thiết bị mới có thể phát hiện hàng chục loại bệnh ung thư bằng phương pháp xét nghiệm máu một lần.

Vật liệu mới chống làm giả lấy ý tưởng từ cánh bướm (14/10/2014)

Lấy cảm hứng từ khả năng thay đổi màu sắc trên cánh của loài bướm Pierella luna, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một vật liệu đặc biệt có màu sắc thay đổi tùy theo góc nhìn.

Đột phá công nghệ đèn LED (14/10/2014)

Trong một bước tiến có thể đưa đến tuổi thọ của pin trong điện thoại thông minh cao hơn và ti vi màn hình lớn tiêu thụ ít năng lượng hơn, các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan đã tăng tuổi thọ của điốt phát sáng hữu cơ (OLED) xanh dương lên 10 lần.

Pin mặt trời đầu tiên họat động bằng ánh nắng và không khí (13/10/2014)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ohio, Hoa Kỳ đã chế tạo được pin mặt trời sử dụng chất màu nhạy quang, tích trữ năng lượng bằng cách “hít thở” không khí để phân tách và biến đổi lithium peroxide. Các tác giả nghiên cứu tin rằng thiết bị mới kết hợp hiệu quả pin thường với pin mặt trời, có thể giảm 25% chi phí năng lượng tái tạo.

Loại vật liệu mới có thể hấp thụ khí oxy trong không khí (13/10/2014)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học miền Nam Đan Mạch đã tổng hợp được loại vật liệu trong suốt có thể bám và giữ khí oxy với mật độ cao. Chỉ cần một thìa vật liệu này là đủ để hấp thụ toàn bộ oxygen trong căn phòng. Khí oxy lưu trữ này có thể giải phóng trở lại khi cần thiết.

Giải Nobel Hóa học: vượt qua những giới hạn của kính hiển vi quang học (10/10/2014)

Ngày 8.10.2014, Giải thưởng Nobel Hóa học năm nay được trao cho ông Eric Betzig, đang làm việc tại Viện Y khoa Howard Hughes (Hoa Kỳ); ông Stefan W. Hell, làm việc tại Viện Max Planck (Đức); và ông William E. Moerner thuộc trường Đại học Stanford (Hoa Kỳ) với công trình chế tạo ra kính hiển vi huỳnh quang siêu phân giải.

Giới thiệu máy quét Alfa3 hỗ trợ nhân viên ở sân bay (10/10/2014)

Các chuyên gia Tây Ban Nha vừa phát triển một loại máy quét cơ thể mới cho các sân bay gọi là Alfa3, cho phép hành khách không cần phải thực hiện những thủ tục an ninh phức tạp tại sân bay như đi vào phòng kiểm soát, cởi áo khoác, đứng thẳng và giơ hai tay lên cao để nhân viên dùng thiết bị quét cơ thể. Thay vào đó, Alfa3 sẽ tự động quét khi bạn đi ngang nó.