Tin KHCN nước ngoài

Thiết bị mới có thể phát hiện ung thư chỉ trong một giọt máu (12/03/2019)

Một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư buồng trứng, có xu hướng vẫn không bị phát hiện cho đến khi chúng tiến triển mạnh, khó để điều trị hiệu quả. Giờ đây, một công cụ cải tiến có thể giúp phát hiện ung thư một cách dễ dàng, nhanh chóng và với chỉ một lượng máu rất nhỏ.




Xu hướng tạo việc làm mới từ AI và robot (12/03/2019)

Tự động hóa không có gì mới - máy móc đã và đang dần dần thay thế người công nhân từ Cách mạng Công nghiệp. Điều này xảy ra đầu tiên trong nông nghiệp và các nghề thủ công như dệt tay, sau đó là sản xuất hàng loạt và, trong những thập kỷ gần đây, trong nhiều nhiệm vụ văn thư. Khi thu nhập thêm được tạo ra bởi những tiến bộ công nghệ này đã được tái sử dụng vào nền kinh tế, thì nhu cầu mới về lao động của con người đã được tạo ra và nói chung vẫn còn rất nhiều việc con người phải làm.


Nghiên cứu nhịp sinh học cho thấy các tế bào mỡ “nhảy theo nhịp trống” của riêng chúng (05/03/2019)

Theo một nghiên cứu gần đây, nhịp sinh học, quá trình sinh học đóng vai trò quan trọng, tác động đến chu kỳ ngủ-thức tự nhiên của cơ thể, là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến sức khỏe con người, cụ thể như: làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, gây hiện tượng căng thẳng và mới đây nhất, nó được cho là ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các nhà nghiên cứu đã một lần nữa đặt yếu tố quan trọng này dưới lăng kính hiển vi bằng cách thực hiện phân tích đầu tiên về nhịp sinh học trong các tế bào mỡ và phát hiện ra những tế bào này có những đồng hồ của riêng mình và sử dụng chúng để phân phối áp lực trong suốt cả ngày.


Các nhà khoa học biến carbon dioxide trở lại thành than (04/03/2019)

Mới đây, nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà nghiên cứu Trường Đại học RMIT, Melbourne, Úc dẫn đầu đã phát triển thành công một kỹ thuật mới có thể chuyển đổi hiệu quả CO2 từ khí thành các hạt carbon rắn. Họ đã sử dụng kim loại lỏng để biến carbon dioxide trở lại thành than rắn, một bước đột phá đầu tiên trên thế giới có thể thay đổi cách tiếp cận của chúng ta đối với việc thu và lưu trữ carbon. Nghiên cứu cũng đưa ra một lộ trình thay thế để loại bỏ khí thải nhà kính một cách an toàn và vĩnh viễn khỏi bầu khí quyển của chúng ta. Những kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications gần đây.


Vi-rút thông thường là 'ít bị đột biến' mang lại hy vọng cho sự phát triển vắc-xin (04/03/2019)

Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu Trường Đại học London (UCL) đã phát hiện vi rút Human Cytomegalovirus (HCMV) - một trong những tác nhân gây di tật bẩm sinh - ít bị đột biến hơn so với những suy nghĩ trước đây. Điều này có thể giúp các nhà khoa học phát triển vắc-xin thành công.


Phương pháp mới sử dụng ánh sáng cực tím để kiểm soát dòng chất lỏng và tổ chức các hạt (28/02/2019)

Một phương pháp mới, đơn giản và rẻ tiền sử dụng ánh sáng cực tím để kiểm soát chuyển động và lắp ráp hạt trong chất lỏng có thể cải thiện việc vận chuyển thuốc, cảm biến hóa học và bơm chất lỏng. Phương pháp này khuyến khích các hạt - từ vi hạt nhựa, đến bào tử vi khuẩn, chất ô nhiễm - tập hợp và tổ chức tại một vị trí cụ thể trong chất lỏng và, nếu muốn, di chuyển đến vị trí mới.


Khí thải CO2 ở các nước phát triển giảm nhờ hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng (28/02/2019)

Những nỗ lực cắt giảm khí thải CO2 và ngăn chặn sự biến đổi khí hậu ở các nền kinh tế phát triển đang bắt đầu đem lại kết quả, đó là kết luận nghiên cứu của Trug tâm Tyndall thuộc Trường Đại học East Anglia.


Quy trình mới chuyển đổi thủy tinh không thể tái chế thành sản phẩm thương mại (28/02/2019)

Thủy tinh là vật liệu có thể tái chế. Quá trình tái chế loại vật liệu này mới chỉ dừng lại ở việc dễ dàng sắp xếp theo màu sắc những mảnh lớn. Trong khi, người ta thường bỏ qua những mảnh vụn, nhỏ. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra một giải pháp nhằm chuyển đổi vật liệu này thành chất hữu ích.


Kỹ thuật tạo ra tế bào gốc hoàn hảo (28/02/2019)

Tiến sĩ Deuse giải thích: “Các nhà khoa học thông thường có thể phát huy tiềm năng điều trị của các tế bào gốc đa năng, có thể trưởng thành trong bất kỳ mô trưởng thành nào, nhưng hệ thống miễn dịch đã gây trở ngại lớn cho các liệu pháp tế bào gốc an toàn và hiệu quả”. 


Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự bùng nổ trong sản xuất ngô trong thế kỷ 20 đã làm thay đổi thời tiết mùa hè ở Trung Tây Hoa Kỳ (28/02/2019)

Nông dân ở Trung Tây Hoa Kỳ đã trồng rất nhiều ngô trong thế kỷ 20 đến nỗi họ vô tình làm thay đổi khí hậu địa phương. Theo một nghiên cứu gần đây, cho thấy sự tăng đột biến trong sản xuất ngô và đậu tương đã gây ra những thay đổi đáng kể về lượng mưa và nhiệt độ mùa hè so với những thập kỷ trước. Hiện tượng được tạo ra cho mùa hè mát mẻ và tăng lượng mưa, và thậm chí có thể che lấp các tác động khu vực của sự nóng lên toàn cầu.