Tin KHCN nước ngoài

Chế tạo giấy in thông minh

(19/12/2014)

Các nhà hóa học tại trường Đại học California, Hoa Kỳ đã chế tạo được loại giấy đặc biệt có thể in và xóa hơn 20 lần trước khi vứt bỏ.


Phát triển smartphone cảm ứng không cần chạm

(15/12/2014)

Smartphone cảm ứng không chạm Sesame Phone được thiết kế để giải phóng đôi tay khỏi các thao tác cảm ứng và cho phép những người không có khả năng dùng đôi tay có thể sử dụng điện thoại.



Máy tính siêu rẻ không màn hình ở châu Phi

(15/12/2014)

Việc sở hữu một chiếc máy tính cho công việc học tập là một vấn đề lớn với các nước nghèo ở Châu Phi. Để khắc phục điều này, các nhà khoa học đã cho ra đời chiếc máy tính giá siêu rẻ không màn hình, không hỏng, giúp cho việc phổ cập giáo dục nơi đây.


Cây nhân tạo phát điện nhờ sức gió

(15/12/2014)

Nhóm kỹ sư người Pháp phát triển thành công một loại cây nhân tạo có thể phát điện nhờ sức gió.



Phát hiện trạng thái vật chất mới “kính topo” nhờ mỳ pasta

(10/12/2014)

Hai nhà nghiên cứu Davide Michieletto và giáo sư Matthew Turner đến từ Đại học Warwick (Anh) đã tìm đến một nơi rất thú vị với hy vọng giải thích được sự phức tạp của vật lý polimer, đó là... nhà bếp.


Phương pháp mới tạo ra bề mặt chống thấm chất lỏng

(10/12/2014)

Nhóm các nhà nghiên cứu tại trường Đại học California, Hoa Kỳ, đã chế tạo được một lớp chống thấm, có thể đẩy chất lỏng bằng cách sử dụng những “chiếc ô” nhỏ để tăng diện tích bề mặt của một cấu trúc.


Sử dụng CO2 trong khí quyển để sản xuất thiết bị tích trữ năng lượng

(10/12/2014)

Các nhà khoa học và kỹ sư tại trường Đại học Oregon, Hoa Kỳ, đã khám phá ra một phương pháp mới hấp dẫn sử dụng một phần CO2 trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính để sản xuất vật liệu giá trị cao dùng cho các sản phẩm tích trữ năng lượng. Đột phá công nghệ nano này sẽ không hấp thụ đủ lượng các bon để giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu, nhưng đây là giải pháp chi phí thấp, thân thiện với môi trường để tạo ra graphene nano xốp dùng cho các siêu tụ điện, thiết bị tích trữ và giải phóng năng lượng nhanh.


Hạt nano từ tính có thể phục hồi xương bị gãy

(10/12/2014)

Khi xương trong cơ thể bị gãy nặng hoặc chi giả làm từ xương được cấy ghép, thường cần có mô ghép xương để đảm bảo sự phục hồi cơ học chắc chắn. Tuy nhiên, mô cấy lấy xương từ một khu vực khác của cơ thể là thủ tục gây đau và xâm lấn. Mô phỏng cơ học cần cho việc tái tạo xương liên tục trong liệu pháp hậu phẫu đang gây tranh cãi nếu bệnh nhân phải nằm bất động. Để giải quyết những vấn đề này, các nhà nghiên cứu ở Anh đã sử dụng phương pháp phủ các hạt nano từ tính để kích thích tế bào gốc tái tạo xương.


Tổng hợp dạng silic mới

(10/12/2014)

Sử dụng một quá trình tiền chất cao áp mới, các nhà khoa học của Viện Khoa học Carnegie đã tổng hợp được một dạng silic hoàn toàn mới. Silic là nguyên tố nhiều thứ hai trong lớp vỏ của Trái đất. Khi tinh khiết, có cấu trúc kim cương, nó có vai trò thiết yếu đối với các thiết bị điện tử hiện đại - vai trò của silic trong công nghệ cũng giống như carbon trong sinh học. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học ở Viện Carnegie do Timothy Strobel đứng đầu đã tổng hợp được một dạng silic hoàn toàn mới, hứa hẹn những ứng dụng thậm chí còn lớn hơn trong tương lai. Nghiên cứu của họ được công bố trên Nature Materials.