Tin KHCN trong tỉnh
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5): “Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học” (17/05/2023)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 11/5/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 3290/BTNMT-TTTT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023. Văn bản hướng dẫn UBND các địa phương triển khai các hoạt động trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học nhằm hưởng ứng sự kiện Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023

 

Poster tuyên truyền Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học 2023

Hằng năm, ngày 22/5 được chọn làm ngày Quốc tế Đa dạng sinh học. Chủ đề Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023  làTừ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học”

Thông điệp này nhằm kêu gọi Chính phủ các nước nhanh chóng biến các cam kết thành hành động để ngăn chặn và đẩy  lùi sự suy  giảm đa dạng sinh học, hướng tới xây  dựng một tương lai  “Sống hài hòa  với thiên nhiên” vào năm 2050.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản 3290/BTNMT-TTTT ngày 11/5/2023  về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023, theo đó đã hướng dẫn các địa phương các nội dung:

Tăng cường truyền thông, giáo dục vànâng cao nhận thức về đa  dạng sinh học và vai  trò của  đa dạng sinh học trong phát triển bền vững; thay  đổi hành vi và  thúc đẩy  lối sống hài hòa  với thiên nhiên; không săn bắt và  sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã quý hiếm; chia  sẻ công bằng, hợp lý các lợi ích thu được từ thiên nhiên; xóa đói giảm nghèo và  cải thiện sinh kế  bền vững cho cộng đồng.

Căn cứ tình hình thực tế, tổ chức xây  dựng và  thực hiện Kế  hoạch hành động về đa  dạng sinh học để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia  về đa  dạng sinh học  đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duỵệt tại Quyếtđịnh số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 bảo đảm phù hợp với khuôn khổ, mục tiêu của  Khung đa  dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal được thông qua  tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia  Công ước đa  dạng sinh học (CBD COP15).

Nghiên cứu và  áp dụng các giải pháp dựa  vào tự nhiên, tiếp cận dựa  trên hệ sinh thái để bảo vệ, bảo tồn, quản lý và  sử dụng bền vững các hệ sinh thái nhằm giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, góp phần mang lại lợi ích về đa  dạng sinh học và  phúc lợi cho con người; tăng cường công tác điều tra, kiểm kê, quan trắc đa  dạng sinh học, tạo dựng thông tin nền về hiện trạng đa  dạng sinh học làm cơ sở cho quá trình ra  quyết định về bảo tồn thiên nhiên và  đa  dạng sinh học; kiểm soát chặt chẽ tác động của  các dự án phát triển đối với các khu vực tự nhiên và  đa  dạng sinh học.

Tiếp  tục tăng cường các hoạt động để bảo tồn các loại  chim hoang dã, di cư tại Việt Nam thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2022 củ Thủ tướng Chính phủ đồng thời đẩy mạnh thực hiện các chương trình, kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên bị suy  thoái như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển và  các vùng đất ngập nước  quan  trọng khác nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu về Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái tự nhiên của  Liên hợp quốc.

Củng cố và  tăng cường hệ thống di sản thiên nhiên thông qua  triển khai đồng bộ các quy  định mới của  Luật Bảo vệ môi trường 2020 và  Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của  Chính phủ trong đó ưu tiên tăng cường năng lực và  nguồn lực cho quản lý và  bảo vệ môi trường các di sản thiên nhiên, hướng dẫn xác lập  và  công nhận di sản thiên nhiên.

Đẩy  mạnh ứng dụng khoa  học công nghệ, hợp tác quốc tế  để tăng cường năng lực, cơ sở hạ tầng trong việc tiếp cận và  kết nối với các bộ ngành, địa  phương đồng thời đảm bảo sự công bằng, toàn diện, hiệu quả và  có trách nhiệm của  cộng đồng trong việc tham gia và đưa ra các quyết định có liên quan  đến  đa  dạng sinh học gắn với văn hóa  bản địa  tại từng địa  phương./.

 

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường

Số lượt đọc: 2867

Về trang trước Về đầu trang