Tin KHCN trong nước
Thu hút các doanh nghiệp khoa học công nghệ đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (18/10/2022)
-   +   A-   A+   In  
Cần xây dựng chính sách về tạo lập môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Thực tiễn cho thấy, khoa học và công nghệ (KH&CN) góp phần rất quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu; các sản phẩm KH&CN đóng góp trực tiếp vào GDP. Sự phát triển của KH&CN có tác động mang tính quyết định đối với tăng trưởng dài hạn và chất lượng tăng trưởng.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây bắt đầu giảm dần phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô và mở rộng tín dụng. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện rõ nét thể hiện qua tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ). Đóng góp của TFP tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên khoảng 43,3% trong giai đoạn 2016-2018; giai đoạn 2016-2020 ước đạt 43,5%. Tính chung 10 năm 2011-2020 vượt mục tiêu chiến lược đề ra (35%). Tốc độ tăng NSLĐ bình quân giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm, giai đoạn 2016-2018 đã tăng lên 5,8%/năm.

Đặc biệt năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao kỷ lục trong 10 năm, đạt trên 7% nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt dưới 14% so với mức 17-18% của các năm trước đó. Những số liệu này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch về mô hình tăng trưởng và sự thăng tiến về chuỗi giá trị. Có thể khẳng định rằng, KH&CN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu (GII) của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng cao, dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44/132 quốc gia/nền kinh tế về GII. Đặc biệt, Việt Nam được ghi nhận có kết quả nổi bật với mức tăng hạng mạnh mẽ trong cải thiện trụ cột trình độ phát triển thị trường kinh doanh và các chỉ số tín dụng cũng như quy mô phát triển cụm công nghiệp… Trong nhóm chỉ số về liên kết ĐMST, chỉ số hợp tác đại học - doanh nghiệp trong nghiên cứu và phát triển tăng 31 bậc (từ 65 lên 34). Chỉ số quy mô phát triển cụm công nghiệp tăng 25 bậc (từ 42 lên 17).

 

Ảnh minh hoạ

Ngoài ra, một số chỉ số đã có thứ hạng cao vẫn tiếp tục cải thiện trong GII 2021, như chỉ số giá trị vốn hóa các công ty niêm yết (% GDP) tăng 1 bậc (từ hạng 32 lên 31); chỉ số dòng vốn ròng đầu tư trực tiếp nước ngoài (% GDP) tăng 3 bậc (từ hạng 19 lên 16). Các chỉ số về xuất nhập khẩu công nghệ cao tiếp tục giữ vững thứ hạng cao. Chỉ số đầu vào nhập khẩu công nghệ cao (% tổng giao dịch thương mại) tăng 1 bậc (từ 4 lên 3) và chỉ số đầu ra xuất khẩu công nghệ cao (% tổng giao dịch thương mại) tăng 1 bậc (từ 2 lên 1)… Một số tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đã rất quan tâm đầu tư cho KHCN&ĐMST và đã đạt được những kết quả tương xứng. Điều này khẳng định tăng trưởng cao và tăng trưởng bao trùm vừa qua có đóng góp rất quan trọng của nhân tố KHCN&ĐMST.

Các chuyên gia cho rằng, trong xu thế phát triển, đầu tư cho KHCN&ĐMST được xem là động lực dài hạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó KH&CN đóng vai trò quyết định. Để nâng cao năng lực ĐMST một cách bền vững, phải có các giải pháp căn cơ, lâu dài, có sự tham gia phối hợp của cả hệ thống chính trị mà trọng tâm là đưa hệ thống ĐMST quốc gia lên một mức phát triển mới. Trong đó, KHCN&ĐMST thực sự trở thành trụ cột của tăng trưởng kinh tế.

Để làm được điều này, cần chú trọng thực hiện các định hướng sau chuyển đổi nhanh mô hình tăng trưởng từ chiều rộng (sử dụng nhiều nguồn lực) sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu (sử dụng hiệu quả nguồn lực) và đồng thời xây dựng mô hình tăng trưởng dựa trên sự sáng tạo với KHCN&ĐMST là động lực tăng trưởng chính.

Bên cạnh đó, xây dựng lộ trình cụ thể phát triển KHCN&ĐMST, trong đó 2 mục tiêu hiệu quả và công bằng được định vị, hoán vị theo các giai đoạn khác nhau để tập trung nguồn lực đầu tư cho KHCN&ĐMST và phổ biến kết quả cho toàn nền kinh tế; ưu tiên cho những ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.

Đồng thời, phát triển thị trường KHCN&ĐMST theo quan điểm lấy thị trường công nghệ làm nền tảng để KH&CN về lâu dài sẽ tạo ra nguồn lực phát triển thay thế dần nguồn lực đầu tư công cho KH&CN. Xây dựng kết cấu hạ tầng KH&CN như mạng thông tin, phát triển các công nghệ nguồn, công nghệ mới, hệ thống cung cấp dịch vụ tư vấn KHCN&ĐMST, khởi nghiệp cho doanh nghiệp…Xây dựng chính sách phát triển KHCN&ĐMST gắn với tất cả các chính sách phát triển kinh tế, các chương trình/dự án phát triển, các chính sách ưu tiên phát triển của các ngành kinh tế chủ lực cần có hàm lượng KHCN&ĐMST cao.

Ngoài ra, xây dựng chính sách về tạo lập môi trường khởi nghiệp ĐMST, thu hút các doanh nghiệp KH&CN đầu tư cho ĐMST, khởi nghiệp; chính sách liên kết giữa các tổ chức KH&CN với doanh nghiệp, các trung tâm KH&CN quốc gia và cấp vùng. Đặc biệt, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KHCN&ĐMST, nhất là các doanh nghiệp KH&CN trong những lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, logistics…

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 4258

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)