Tin KHCN trong nước
Máy ủ phân gà bồn đứng không cần men vi sinh hay gia nhiệt (22/09/2022)
-   +   A-   A+   In  
Máy ủ phân gà dạng bồn đứng do nhóm tác giả ở Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch chế tạo, không cần sử dụng thêm men vi sinh, cũng không cần gia nhiệt nhưng cho chất lượng đầu ra bảo đảm, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường và khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm trong chăn nuôi.

Hiện nay, các trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng phát triển nhiều về quy mô và số lượng trên cả nước. Tuy nhiên, việc xử lý phân gà đang gặp rất nhiều vấn đề vì phân gà có độ ẩm rất cao, trung bình 75%, có thời điểm đạt đến 90%. Phân tươi chủ yếu được các trang trại đem cho, phơi khô, chôn lấp, hoặc ủ. Vào mùa mưa, phân thường bị ứ đọng, gây ô nhiễm môi trường. Chi phí đóng bao, bốc dỡ, vận chuyển phân tươi khá tốn kém. Quá trình ủ phân tươi thì gây ô nhiễm môi trường, chiếm diện tích, chất lượng đầu ra không đồng đều,… Trong khi đó, máy ủ phân gà nhập ngoại hiện nay có giá khá cao - từ 4 đến 9 tỷ, tùy loại và xuất xứ - nên nhiều trang trại khó có thể đầu tư.
 
Trước thực tế đó, nhóm tác giả ở Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã thực hiện đề tài "Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy ủ phân gà dạng bồn đứng năng suất 2m3/ngày".
 
Thiết bị gồm các bộ phận như gầu cấp liệu, xi lanh thủy lực, máy nén khí, trục khuấy, bồn chứa, quạt cao áp,… Máy ủ phân lên men theo hướng thẳng đứng dựa vào lớp đệm sinh học (là lớp phân gà sau khi ủ 24 giờ), được đặt ở phía dưới đáy bồn. Phân gà đầu vào có độ ẩm khoảng 75%, được đưa vào gầu cấp liệu rồi đổ vào bồn chứa. Tại đây, phân sẽ nằm trên lớp đệm sinh học, giúp độ ẩm phân tươi giảm xuống còn khoảng 55-60% trong vòng 24 giờ đầu. Vi sinh từ lớp đệm sinh học sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng từ phân tươi để sinh sôi phát triển và phân hủy phân tươi. Năng lượng làm khô phân tươi chủ yếu do quá trình phân hủy phân tạo ra. Quá trình ủ phân kéo dài 7-10 ngày. Khi đó, từ lớp phân ban đầu có độ ẩm 75%, phân sẽ được phân hủy và đạt độ ẩm dưới 30%. Khí thải ra được xử lý khử mùi, đảm bảo vệ sinh an toàn môi trường.
 
m
Máy ủ phân gà dạng bồn đứng. Ảnh: NNC
Theo ThS Đào Vĩnh Hưng, máy ủ phân gà do nhóm chế tạo sử dụng nguyên lý lên men tự nhiên theo phương thẳng đứng, chỉ sử dụng phân gà tươi nguyên chất 100%, không cần dùng thêm men vi sinh và phế phụ phẩm khác. Cụ thể, máy tận dụng lượng vi sinh chịu nhiệt độ cao có sẵn trong phân gà. Nhiệt độ phân tăng lên bởi quá trình tự lên men hiếu khí ở nhiệt độ 60-70 độ C, máy ủ giữ được nhiệt làm phân phân hủy, khô và nhanh hơn mà không cần gia nhiệt.
 
Máy đã được đưa vào ứng dụng tại Trang trại gà Hải Anh ECO thuộc Công ty TNHH Hải Anh ECO (Khánh Hòa), với năng suất xử lý 2m3 phân gà tươi/ngày. Phân gà thành phẩm nguyên chất 100%, đạt độ hoại cần thiết, có hàm lượng chất hữu cơ từ 42,4 - 52%. Chất lượng phân sau ủ đạt tiêu chuẩn của phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
 
Theo nhóm tác giả, với năng suất xử lý 2m3 phân gà tươi/ngày, máy có thể sử dụng cho trang trại có quy mô 20.000 con. Ngoài việc không cần dùng thêm men vi sinh, máy còn có giá thành chỉ bằng ½ giá máy ngoại nhập.
 
Đề tài của nhóm tác giả đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu trong năm nay.

Nguồn: khoahocphattrien

Số lượt đọc: 3440

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)