Tin KHCN trong nước
Chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2022 (24/01/2022)
-   +   A-   A+   In  
Giải thưởng Sao Khuê 2022 chính thức nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 13/3, tiếp tục lựa chọn và vinh danh các nền tảng, dịch vụ, giải pháp số trong 6 nhóm, lĩnh vực.

Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (Vinasa) vừa chính thức phát động Giải thưởng Sao Khuê 2022 ở 6 nhóm gồm: Các giải pháp, sản phẩm số (bình xét theo 21 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành); các nền tảng chuyển đổi số; các giải pháp công nghệ tiên phong (AI, IoT, Big Data, Cloud, Blockchain, Robotics, VR, AR, XR, in 3D...); các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số; các sản phẩm, giải pháp phần mềm mới; các dịch vụ công nghệ thông tin (9 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành).

Giải thưởng Sao Khuê có mục đích lựa chọn, tôn vinh và phổ biến các nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ số Việt Nam xuất sắc hàng năm. Qua 18 năm tổ chức, 1.269 nền tảng, dịch vụ, giải pháp công nghệ xuất sắc đã được vinh danh.

Giải thưởng đã trở thành kênh truyền thông, quảng bá, định hướng thị trường hiệu quả, chắp cánh cho hàng nghìn thương hiệu phần mềm và đồng hành cùng sự phát triển, lớn mạnh của các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam như FPT, VNPT, Viettel, MISA, KMS, TMA, Rikkeisoft, FSI, Bravo…

Theo Bộ TT&TT, 2022 sẽ là năm thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số ở mọi ngành trên phạm vi toàn quốc, toàn dân và toàn diện. Năm 2022 cũng là năm đầu thực hiện các chiến lược mới như hạ tầng số, dữ liệu, công nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Các doanh nghiệp công nghệ tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc này. Giải thưởng Sao Khuê 2022 chính thức nhận hồ sơ từ nay đến hết ngày 13/3.

Vòng sơ loại hồ sơ dự kiến ngày 15/3. Vòng thuyết trình và thẩm định dự kiến từ 16-17/3. Vòng bình chọn chung kết dự kiến 19/3. Lễ công bố và trao giải thưởng dự kiến ngày 23/4.

Bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vinasa cho biết, các nền tảng, dịch vụ, giải pháp số trong giai đoạn này, không chỉ có nhiệm vụ mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp công nghệ, mà cao hơn, quan trọng hơn là sứ mệnh giúp các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, nhanh chóng phục hồi sau đại dịch và tạo được giá trị mới, lợi thế cạnh tranh.

Giải thưởng sẽ lựa chọn sản phẩm, dịch vụ xuất sắc, giá trị tốt và đồng hành cùng doanh nghiệp số để nhanh chóng lan tỏa những giá trị này tới các tổ chức, doanh nghiệp, giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 2448

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)