Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu sản xuất nhũ tương copolymer styren acrylate và ứng dụng làm chất chống thấm (06/12/2021)
-   +   A-   A+   In  

Đối với sản xuất giấy nói chung, giấy bao bì công nghiệp nói riêng, việc tạo cho tờ giấy có tính chống thấm nước, không bị nhòe khi gặp mực in gốc nước trong quá trình in, các nhà sản xuất đã sử dụng một số hóa chất mang gốc không thấm nước trong quá trình gia keo. Có hai phương pháp gia keo là gia keo nội bộ và gia keo bề mặt, trong đó phương pháp gia keo bề mặt đang được ứng dụng nhiều hơn cả bởi những ưu điểm vượt trội so với gia keo nội bộ. 

Trong số các loại chất chống thấm bề mặt sử dụng trong các nhà máy sản xuất giấy, sản phẩm copolymer styren acrylate là tác nhân chống thấm có ưu điểm vượt trội, có thể tạo cho giấy khả năng chống thấm ngay lập tức sau khi sấy mà không cần phải chờ thời gian chết keo, góp phần cải thiện và ổn định chất lượng giấy trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Xuất phát từ ưu điểm của nhũ tương copolymer styren acrylate trong quá trình sản xuất giấy, năm 2017, Bộ Công Thương giao Công ty CP Giấy Vạn Điểm phối hợp Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhũ tương copolymer styren acrylate và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp”, do TS. Đặng Văn Sơn - Viện trưởng Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo làm Chủ nhiệm dự án. Đây là nhiệm vụ thuộc Chương trình “Phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao” do Bộ Công Thương chủ trì.

Để đạt được mục tiêu làm chủ được công nghệ, thiết bị sản xuất nhũ tương copolymer styren acrylate và ứng dụng nhũ tương copolymer styren acrylate để làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp, sau khi xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất và ứng dụng nhũ tương copolymer styren acrylate, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng dây chuyền sản xuất nhũ tương copolymer styren acrylate công suất 450 tấn/năm hoạt động ổn định. Đặc biệt, sau khi nghiên cứu, lắp đặt và vận hành dây chuyền, dự án đã tổ chức sản xuất thử nghiệm nhũ tương copolymer styren acrylate làm chất chống thấm. Kết quả, 169,839 tấn sản phẩm đã được sản xuất. Sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng: hàm lượng chất rắn: 31,5% (tổng khối lượng nhũ tương); độ nhớt: 28 cP; mật độ điện tích: 0,1025 mmol/l; kích thước hạt: 150 - 250 nm.

Dự án không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa kinh tế - xã hội. Kết quả dự án khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất hóa chất phụ gia cho ngành giấy trong nước, hạn chế phụ thuộc vào sản phẩm nhập khẩu, đồng thời thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm cho giấy bao bì công nghiệp, cải thiện một số tính năng chống thấm và độ bền cho giấy. Bên cạnh đó, sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất giấy bao bì công nghiệp từ nguyên liệu tái chế, thúc đẩy việc thu gom giấy loại đáp ứng nhu cầu sản xuất, tăng khả năng tái sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Dự án đã sản xuất được 248,709 tấn giấy bao bì công nghiệp có ứng dụng nhũ tương copolymer styren acrylate làm chất chống thấm bề mặt đạt chỉ tiêu chất lượng: định lượng: 170 g/m2; Chỉ số độ chịu bục: 2,7 - 3,2 kPa.m2/g; Chỉ số độ bền nèn vòng theo chiều ngang: 7,7 ÷ 8,2 N.m/g; Độ hút nước (lớp mặt trên): 28 ÷ 34 g/m2; Độ hút nước (lớp mặt dưới): 43 ÷ 62g/m2; độ ẩm; 7,9 - 9,5%.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 1754

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)