Tin KHCN trong nước
Đăng ký xác lập quyền (bảo hộ) Chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài ở nước ngoài (10/12/2021)
-   +   A-   A+   In  
Tại Đồng Tháp, xoài Cao lãnh (gồm xoài cát chu và xoài cát) là những sản phẩm có uy tín và danh tiếng không chỉ tại thị trường Việt Nam mà còn tại thị trường nước ngoài và đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ UBND tỉnh Đồng Tháp trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cho các sản phẩm này cũng như trong việc phát triển ngành hàng.

Xoài cát chu (tên khoa học là Mangifera indica L.) là giống xoài truyền thống tại Đồng Tháp từ bao đời nay. Tương truyền vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn Ánh khi lánh nạn cùng đoàn phi tần, cung nữ của mình tại đất Nha Mân (nay thuộc xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) rất thích dùng loại xoài này. Do đó, giống xoài cát chu Cao Lãnh được tôn xưng là xoài ngự “tốt mã”, thơm, ngon. Quả xoài cát chu Cao Lãnh ngắn, tròn mình, hơi chu ra ở phần đuôi quả. Theo các “lão nông tri điền”, sở dĩ có tên như vậy là vì đầu trái xoài, nơi có cuống thường “chu” ra như miệng người đang thổi lửa nhóm lò. Cũng có người cho rằng, gọi là xoài cát chu vì màu thịt và vỏ trái khi chín hơi ửng đỏ (chu sa). Thịt quả xoài cát chu Cao Lãnh dày, độ chắc thịt cao, thịt quả mịn, hơi dai và ít xơ, vị quả ngọt dịu pha lẫn với vị hơi chua, mùi thơm dịu đặc trưng.

Còn xoài cát Cao Lãnh có hình dáng thuôn dài, quả tròn mình, eo rốn rõ, đỉnh nhọn, bầu tròn gần cuống, vỏ quả mỏng và khi chín có màu vàng tươi, bề mặt vỏ phủ lớp phấn trắng mịn, có những đốm nhỏ li ti màu nâu, thịt quả khi chín có màu vàng tươi, thịt quả dày, độ chắc thịt cao, mịn, dẻo, ít nước, ít xơ, vị quả ngọt đậm, mùi thơm dịu đặc trưng.

Mới đây, tại danh mục nhệm vụ đặt hàng hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ ngoài nước cho các sản phẩm chủ lực, đặc thù của địa phương thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ bắt đầu thực hiện từ năm 2022; sản phẩm xoài Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã được Chương trình lựa chọn nhằm lập hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý và đề xuất phương án bổ sung trên cơ sở đối chiếu với các quy định về bảo hộ chỉ dẫn đia lý của Nhật Bản.

Theo ông Huỳnh Tất ĐạT - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, khu vực địa lý mã số vùng gắn với sản phẩm xoài Cao Lãnh gồm: xã Hòa An, Tân Thuận Đông, Tịnh Thới, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ Tân, Mỹ Ngãi, phường 6 và phường 11 (thuộc thành phố Cao Lãnh); xã Mỹ Xương, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, Bình Thạnh, An Bình, Mỹ Thọ và thị trấn Mỹ Thọ (thuộc huyện Cao Lãnh).

Chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài là chỉ dẫn địa lý đầu tiên được bảo hộ của tỉnh Đồng Tháp. Sự thành công trong việc xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài là một bước ngoặt quan trọng, khẳng định danh tiếng và chất lượng nổi trội của sản phẩm xoài có nguồn gốc xuất xứ từ huyện Cao Lãnh và thành phố Cao Lãnh; giúp nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường trong nước, đồng thời xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới như Hoa Kỳ, Australia, châu Âu…

Nguồn: vjst.vn

Số lượt đọc: 2798

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)