Tin KHCN trong nước
Sản xuất thanh long trái vụ nhờ ứng dụng công nghệ đèn LED (03/12/2021)
-   +   A-   A+   In  
Việc sử dụng công nghệ LED trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đã được ứng dụng tương đối phổ biến, giúp cải thiện năng suất một cách tự nhiên mà không cần các loại thuốc kích thích, phân bón hóa học.

Công nghệ LED với các dải ánh sáng thích hợp cho các loại cây trồng, rất có ích trong việc cải thiện năng suất cây trồng một cách tự nhiên mà không cần phải sử dụng thêm các loại thuốc kích thích hay phân bón hóa học. Sử dụng công nghệ LED tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ, giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu suất canh tác, tránh lãng phí.

Trước đây, với việc sử dụng bóng đèn tròn 60-75W, để thanh long ra hoa, mỗi hộ trồng thanh long phải chiếu đèn từ 11 giờ/đêm, chiếu liên tục trong 20 đêm, chi phí điện năng khoảng 20 triệu/ha/chu kỳ xử lý. Tuy nhiên nếu sử dụng đèn Led, nông dân sẽ tiết kiệm được 70-80% chi phí điện so với bóng tròn 60W, halogen 42W và tiết kiệm được 50% chi phí điện so với bóng compact thường.

 Vườn thanh long có chiếu sáng bổ sung bằng đèn LED cho khả năng kích thích ra hoa

Đèn LED với các ưu điểm nổi bật, dễ tích hợp với các công nghệ điều khiển hiện đại và sử dụng phù hợp với các nguồn năng lượng tái tạo nên hoàn toàn có khả năng thay thế các loại đèn truyền thống khác trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao.

Quảng Ninh có diện tích trồng thanh long khoảng 177 ha, tập trung chủ yếu tại Uông Bí, Hoành Bồ, Ba Chẽ… Diện tích cho thu hoạch khoảng 150 ha, năng suất trung bình đạt 33,9 tạ/ha. Những năm gần đây, nhiều hộ sản xuất đã quan tâm và mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong đó có việc ứng dụng công nghệ ánh sáng.

Bình Thuận hiện có hơn 27.700 ha trồng thanh long với sản lượng hàng năm hơn 540 nghìn tấn. Cây thanh long trở thành cây “làm giàu” của nông dân, trái thanh long trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh Bình Thuận.

Với biện pháp chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ, nông dân Bình Thuận chủ động cho thanh long ra hoa trái vụ theo ý mình, đáp ứng nhu cầu thị trường quanh năm. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn của thanh long Bình Thuận. Tuy nhiên, do diện tích thanh long toàn tỉnh tăng quá nhanh dẫn đến tình trạng thiếu hụt điện mùa cao điểm.

Đồng thời, thị trường tiêu thụ trái thanh long chưa bền vững, giá cả bấp bênh, nhiều rủi ro thì việc tìm giải pháp để tiết kiệm điện năng, giảm thấp nhất chi phí, tăng năng suất… trở nên cấp thiết hiện nay.

Sau thời gian thí nghiệm thành công tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, mô hình sử dụng đèn led và đèn huỳnh quang compact đỏ kích thích ra hoa trên cây thanh long là mô hình được các ngành chức năng khuyến khích người dân sử dụng khi nguồn điện thiếu như hiện nay.

Từ kết quả triển khai mô hình cho thấy, việc sử dụng ánh sáng đèn LED để chiếu sáng bổ sung nhằm kích thích cho cây ra hoa, quả trái vụ đã cho những hiệu quả nhất định. Quang phổ được tạo ra từ ánh sáng LED gần với quang phổ được tạo ra từ ánh sáng mặt trời, nên cây trồng có thể hấp thụ được tối đa để chuyển hóa thành năng lượng nuôi sống cây, giúp cây phát triển tốt trong điều kiện không sử dụng ánh sáng tự nhiên.

Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ LED cũng giúp tiết kiệm được nguồn điện năng lớn hơn nhiều so với hệ thống chiếu sáng sử dụng ánh sáng nhân tạo truyền thống khác. Với tuổi thọ và độ bền cao, đèn LED cũng giúp người dân tiết kiệm một khoản chi phí cho việc sửa chữa và thay thế.

Nguồn: vietQ.vn

Số lượt đọc: 1919

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)