Tin KHCN trong nước
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Soi Hà” cho sản phẩm bưởi (28/09/2021)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 15 tháng 9 năm 2021, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 4031/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00109 cho bưởi Soi Hà. Ủy ban nhân dân huyện Yên Sơn là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Soi Hà là tên một thôn thuộc xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, nổi tiếng với giống bưởi đường quý hiếm. Cây bưởi ở Soi Hà có cách đây trên 40 năm, từ 3 cây bưởi tổ (giống bưởi đường) sau đó được nhân giống phát triển đến nay. Cây bưởi Soi Hà chinh phục được thực khách bởi hương vị thơm ngon, đặc trưng riêng có và vinh dự lọt vào top 10 thương hiệu nổi tiếng năm 2018.

 

Bưởi Soi Hà khi chín có vỏ màu vàng nhạt, nhẵn, mùi thơm. Tôm bưởi trắng trong và óng, ráo nước, ngọt hậu vị, không the đắng, không lẫn chua.

Quả bưởi Soi Hà có chiều cao từ 13,10 – 14,10 cm, đường kính quả từ 13,10 – 14,30 cm, khối lượng quả từ 898 – 1013 g, tỷ lệ phần ăn được từ 55,50 – 63,30%.

Sản phẩm có độ Brix từ 10,78 – 12,42%, axit hữu cơ tổng số từ 0.09 – 0,16%, đường tổng số từ 8,98 – 10,85%.

Các tính chất đặc thù của bưởi Soi Hà có được là nhờ các đặc thù về điều kiện địa lý. Khu vực địa lý có độ dốc vừa phải, nằm dọc theo sông Lô và sông Gâm. Đất đai tại đây được phù sa bồi đắp hằng năm, tầng đất dày trên 1 mét, giàu mùn, độ pHKCL dao động từ 5,3 đến 6,5, chỉ tiêu CEC trong đất dao động từ 39,7 đến 42,8 meq/100g, hàm lượng lân dễ tiêu dao động từ 13,5 đến 20,2 mg/100g, hàm lượng Kali dễ tiêu dao động từ 24,3 đến 37,1 mg/100g.

Ngoài ra các phương pháp sản xuất đặc biệt của người dân tại khu vực địa lý cũng góp phần tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù cho bưởi Soi Hà. Sản phẩm được đặc biệt chú trọng về khâu lựa chọn giống. Đây là giống bưởi ngọt (bưởi đường) được tuyển chọn từ cây đầu dòng do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Quy trình canh tác sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh sinh học, sử dụng phân bón hữu cơ vì vậy quả bưởi Soi Hà có vị thơm mát tự nhiên. 

Khu vực địa lý: các xã Phúc Ninh, Xuân Vân, Chiêu Yên, Lực Hành, Tứ Quận, Trung Trực, Quý Quân, Tân Long, Kiến Thiết, Tân Tiến, Lang Quán và thị trấn Yên Sơn, thuộc huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
 

Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế

Nguồn: noip.gov.vn

Số lượt đọc: 2393

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)