Tin KHCN trong nước
Khởi động cuộc thi giải pháp thương mại hóa sáng chế (28/09/2021)
-   +   A-   A+   In  
Đây là cuộc thi tìm kiếm lựa chọn các giải pháp thương mại hóa sáng chế nhằm chia sẻ và lan tỏa kinh nghiệm triển khai áp dụng thực tiễn các sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp bằng bởi Cục Sở hữu trí tuệ.

Hội sáng chế Việt Nam và Ban Tổ chức TECHFEST 2001 vừa tổ chức lễ ra mắt Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo (gọi tắt là Làng Sáng chế), trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia TECHFEST Việt Nam 2021. Đây là một trong những làng công nghệ mới ở TECHFEST năm nay.

Phát biểu tại lễ ra mắt Làng Sáng chế, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) đánh giá cao việc thành lập Làng Sáng chế, bởi đây là lần đầu tiên các nhà sáng chế đến với các bạn trẻ, startup để truyền lửa, truyền kinh nghiệm của mình.

Theo ông Quất, hiện Việt Nam đã làm mạnh mẽ việc nghiên cứu, cấp văn bằng sáng chế, nhưng làm sao các sáng chế đó lan tỏa trong cộng đồng và trở thành những sản phẩm, dịch vụ thương mại hóa được thì cần phải tích cực hơn nữa. “Môi trường TECHFEST sẽ giúp các nhà sáng chế kết nối đầu tư, phát triển thị trường, bên cạnh việc truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ”, ông Quất nói và cho rằng, lần đầu tiên tham gia TECHFEST và mới thành lập, nhưng Làng Sáng chế đã kêu gọi được rất nhiều người có kinh nghiệm, tâm huyết, trí tuệ. Cùng với các hoạt động của mình, Làng Sáng chế sẽ truyền cảm hứng, tạo nên uy tín và tác động lớn đến cộng đồng tại TECHFEST 2021. Hoạt động nổi bật và được kỳ vọng nhất của Làng sáng chế là tổ chức Cuộc thi Giải pháp thương mại hóa sáng chế.

Đây là cuộc thi tìm kiếm lựa chọn các giải pháp thương mại hóa sáng chế nhằm chia sẻ và lan tỏa kinh nghiệm triển khai áp dụng thực tiễn các sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp bằng bởi Cục Sở hữu trí tuệ.

Ảnh minh họa

Theo đó, mọi công dân Việt Nam đang cư trú, sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam, là chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế, tạo ra các giải pháp thương mại hóa sáng chế - bao gồm cả giải pháp thành công hoặc chưa thành công, dựa trên các bằng sáng chế đã được cấp độc quyền bởi Cục Sở hữu trí tuệ, thuộc mọi lĩnh vực kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, đời sống KT-XH - đều có quyền đăng ký tham dự Cuộc thi.

Cuộc thi bắt đầu từ tháng 9 đến 29/10/2021. Tại Vòng Chung khảo, 10 tác giả có các giải pháp xuất sắc nhất được chọn ra từ vòng sơ khảo, sẽ trình bày nội dung giải pháp của mình trước Hội đồng giám khảo (gồm các chuyên gia trong nước, quốc tế). 1 Giải Nhất, 1 Giải Nhì, 1 Giải Ba và 7 Giải Khuyến khích sẽ được trao tại Lễ trao giải Cuộc thi, dự kiến diễn ra cùng ngày với lễ bế mạc TechFest 2021.

Tại buổi lễ công bố, ông Phùng Minh Hải (Trưởng phòng Chính sách và Tư vấn thương mại hóa sáng chế, Viện SCCN), Trưởng Ban Cuộc thi và Vinh danh đã chia sẻ về thể lệ, đối tượng và thời gian tổ chức Cuộc thi và Vinh danh.

Ông Hải cho biết, thương mại hóa sáng chế được hiểu là chủ sở hữu có thể tự khai thác sáng chế bằng cách áp dụng sáng chế vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình hoặc Chủ sở hữu sáng chế chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu cho đối tượng khác hoặc các trường hợp khác theo quy định pháp luật.

Các giải pháp thương mại hóa sáng chế là các phương án, cách thức nhằm áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và có khả năng sinh lợi nhuận. Các bằng sáng chế/giải pháp hữu ích được nêu trên phải được cấp bằng hoặc có thông báo cấp văn bằng bởi Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Các giải pháp dự thi sẽ được Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chí: tính sáng tạo của giải pháp, tính khả thi của giải pháp và hiệu quả của giải pháp khi áp dụng thực tế.

Nguồn: Vietq.vn

Số lượt đọc: 1614

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)