Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu chế tạo keo chống thấm bề mặt giấy (24/09/2021)
-   +   A-   A+   In  

Viện Công nghiệp giấy và Xenluylô (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm thực hiện thành công Dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất nhũ tương copolyme styren acrylat và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp”, do TS. Đặng Văn Sơn làm Chủ nhiệm.

Dự án thuộc Chương trình Phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, với mục tiêu tạo những dòng sản phẩm keo chống thấm có ưu điểm và tính ứng dụng vượt trội, được sản xuất, thương mại hóa bởi thị trường trong nước.

Đối với sản xuất giấy nói chung, giấy bao bì công nghiệp nói riêng, để tạo cho tờ giấy có tính chống thấm nước, không bị nhòe khi gặp mực in gốc nước trong quá trình in, các nhà sản xuất đã sử dụng một số hóa chất có tính màng chống thấm nước trong quá trình gia keo. Sản phẩm keo chống thấm bề mặt đang được coi là sản phẩm hiệu quả và thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất giấy. Trong đó, sản phẩm copolyme styren acrylat là tác nhân chống thấm có ưu điểm vượt trội như: Tính chất tạo màng (form - film) tốt, giá thành thấp và khả năng chống thấm cao hơn các loại chất khác. Ngoài ra, copolyme styren acrylat có thể tạo cho giấy khả năng chống thấm sau khi sấy mà không cần phải chờ thời gian chết keo. Thêm vào đó, việc sử dụng nhũ tương copolyme styren acrylat còn góp phần cải thiện và ổn định chất lượng giấy (hạn chế sự hồi ẩm của giấy, ổn định độ bền của giấy) trong điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Do vậy, trong quá trình sản xuất có thể kiểm tra và khống chế mức độ chống thấm và chất lượng sản phẩm giấy theo yêu cầu một cách dễ dàng. Ngoài ra, nhũ tương copolyme styren acrylat có thể đánh tơi trong nước và không ảnh hưởng đến việc tái chế các sản phẩm vật liệu giấy bao bì các-tông.

Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay dự án đã hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất nhũ tương copolyme styren acrylat trong phòng thí nghiệm và trên dây chuyền sản xuất công suất thiết kế 3 tấn/mẻ với sản lượng 450 tấn/năm. Đồng thời, hoàn thiện quy trình ứng dụng nhũ tương copolyme styren acrylat làm chất chống thấm bề mặt trong quá trình sản xuất giấy bao bì công nghiệp. Bên cạnh đó, thiết kế, lắp đặt hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất nhũ tương copolyme styren acrylat công suất 450 tấn/năm; đã tiến hành sản xuất thử nghiệm thành công 169,839 tấn (11 đợt sản xuất) sản phẩm nhũ tương copolyme styren acrylat. Sản phẩm đảm bảo chất lượng ổn định. Quá trình sản xuất không tác động đến môi trường (nước thải, khí thải, chất thải rắn) hiện tại của doanh nghiệp. Đặc biệt, từng bước tiếp cận thị trường và đã tiêu thụ được 140,429 tấn sản phẩm nhũ tương copolyme styren acrylat, đạt 82% so với tổng sản lượng sản xuất. Ngoài ra, dự án đã xây dựng và ban hành được 9 tiêu chuẩn cơ sở về nguyên liệu, 1 tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Dự án góp phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty Cổ phần Giấy Vạn Điểm, Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylô trên chặng đường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tăng tính kết nối giữa nghiên cứu và sản xuất thực tế. Ngoài ra, còn giúp nâng cao năng lực thực hiện các dự án tương tự, tạo việc làm và đem lại doanh thu, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong việc đầu tư hướng đến dòng sản phẩm này, giúp thay thế một phần sản lượng đang phải nhập khẩu hiện nay.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 1465

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)