Tin KHCN trong nước
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Bổ sung nguồn lực từ bên ngoài (29/07/2021)
-   +   A-   A+   In  
Trong hơn 5,3 triệu người Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, có khoảng 10% là trí thức đang làm việc trong các tổ chức nghiên cứu, trường đại học hay các công ty lớn trên thế giới. Để phát triển, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước cần tận dụng được nguồn lực này.

Khai thác nguồn lực dồi dào Người ta có thể phần nào mường tượng được nguồn lực đa dạng này qua cuộc hội thảo về “Tận dụng nguồn tri thức nước ngoài phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” của Ủy ban người Việt ở nước ngoài được tổ chức hôm 18/7 vừa qua với nhiều điểm cầu ở Hà Nội, TP HCM, Nhật Bản, Pháp, Phần Lan…
 
Số lượng người Việt ở nước ngoài không chỉ đông về số lượng mà còn phong phú. Có nhà khoa học làm việc trong các viện trường, có người làm việc ở công ty đa quốc gia, có người đang khởi nghiệp thành công và gây được tiếng vang… Tất cả đều có điểm chung là muốn được đóng góp cho sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam bằng tri thức và kinh nghiệm của mình.
 
Từ đồng hồ sức khỏe Misfit, chị Lê Diệp Kiều Trang và chồng về Việt Nam tiếp tục tạo nên Arevo với công nghệ in 3D. Đây là chiếc xe đạp có bộ khung được tạo ra từ công nghệ in 3D.
Từ đồng hồ sức khỏe Misfit, chị Lê Diệp Kiều Trang và chồng về Việt Nam tiếp tục tạo nên Arevo với công nghệ in 3D. Đây là chiếc xe đạp có bộ khung được tạo ra từ công nghệ in 3D. Nguồn: Arevo.
 
Từ nước Pháp, TS Võ Đình Trí - TS, GV ĐH Kinh tế TP HCM và IPAG Business School Paris; Hội chuyên gia và khoa học Việt Nam tại Pháp (AVSE), cho biết cộng đồng người Việt nghiên cứu khoa học, làm công nghệ ở đây rất mạnh và đông: có người làm việc cho tổ chức nghiên cứu, có người làm cho doanh nghiệp khoa học công nghệ cao ở Pháp, có người tham gia startup…
 
Nếu chỉ xét về những nhà khởi nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, đã thấy phạm vi hoạt động phong phú vô cùng. Lê Diệp Kiều Trang – một người được xem là biểu tượng thành công của giới khởi nghiệp Việt Nam khi gây dựng Misfit và bán lại cho Fossil với giá 260 triệu USD, nay đã là giám đốc tài chính của Arevo – một công ty về in 3D và đang xây dựng nhà máy in 3D đầu tiên trên thế giới tại quận 9, TP HCM.
 
Từ điểm cầu Tp. HCM, chị Trang giới thiệu về mối quan tâm mới của mình: nếu như ngành công nghiệp in 3D phổ biến trên thế giới nhưng hầu như chỉ dừng để in sản phẩm mẫu thì Arevo đã làm chủ được công nghệ để cho ra những sản phẩm có kích thước 1m3. Sản phẩm đầu tiên mà Arevo giới thiệu là khung xe đạp bằng sợi carbon fiber. Nhờ sự đột phá này, năm 2020 bất chấp nhưng ảnh hưởng của dịch bệnh, Arevo huy động thành công 27 triệu USD.
 
Ở một khía cạnh khác, Harrision – một startup sử dụng trí tuệ nhân tạo để nhận diện ảnh Xquang cũng hai anh em người Việt đang sinh sống và làm việc ở Úc cũng đang thu được kết quả đáng mong đợi. Từ nguồn dữ liệu ảnh y tế có được, Harrison đã cung cấp sản phẩm nhận diện bệnh, trong đó, nếu như các sản phẩm tương tự trên thế giới chỉ nhận diện được 21 bệnh thì Harrison phát hiện được tới 124 bệnh.
 
Nhìn bao quát hoạt động của khởi nghiệp Việt Nam, chị Trang cho rằng, “Khác với các quốc gia như Indonesia hay Singapore, Việt Nam đang có cùng lúc 2 lợi thế cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là lao động phổ thông và lao động có trình độ cao. Trong khi Indonesia và Singapore chỉ có 1 trong 2 nguồn lực trên”. Điều đó khiến cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam có cơ hội phát triển và trở thành động lực để đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
 
Ông Cao Anh Tuấn là TS Cao Anh Tuấn là tiến sỹ ngành khoa học máy tính tại ĐH Cornell. Sau nhiều năm làm việc tại thung lũng Sillicon, ông Tuấn và những người bạn về Việt Nam thành lập Genetica với tham vọng đưa bản đôf gene của người châu Á lên bản đồ gene thế giới.
Ông Cao Anh Tuấn là tiến sỹ ngành khoa học máy tính tại ĐH Cornell. Sau nhiều năm làm việc tại thung lũng Sillicon, ông Tuấn và những người bạn về Việt Nam thành lập Genetica với tham vọng đưa bản đồ gene của người châu Á lên bản đồ gene thế giới.
 
Đồng tình với ý kiến này, anh Cao Anh Tuấn – Giám đốc công nghệ của Genetinca – một startup nghiên cứu về gene cho người châu Á cho biết vào năm 2017 khi quyết định chuyển đội ngũ của mình từ Silicon Valley về Việt Nam. “Ở châu Âu, Mỹ đa có rất nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gen, trong khi đó, bản đồ gene của người châu Á vẫn đang bỏ ngỏ. Chúng tôi trở về để làm điều đó. Bởi việc nghiên cứu gene sẽ giúp các cá nhân biết bản thân có nguy cơ bị mắc bệnh gì và phòng tránh” – anh Tuấn nói.
 
Mang về Việt Nam cả công nghệ và nguồn vốn đầu tư từ thung lũng Sillicon, anh Tuấn tưởng rằng sẽ dễ dàng trở thành startup số 1 trong thị trường này ở Đông Nam Á, nhưng hoá ra điều đó chưa đủ. Genenatica đã gặp phải rất nhiều vấn đề như làm sao để phát triển team, xử lý vấn đề logistic chuyển mẫu từ Việt Nam sang Mỹ, xây dựng mạng lưới kết nối….
 
Anh Tuấn không quên những ngày của năm 2017 khi ngồi nói chuyện cùng chị Lê Diệp Kiều Trang ở TP HCM: “Chị Trang cho tôi nhiều gợi ý hay về việc khởi nghiệp và đã đồng hành cùng Genentica trên con đường khó khăn này. 5 năm qua, chúng tôi đã đi nhiều, gặp nhiều, có thành công, có trải nghiệm, chúng tôi đều lắng nghe chọn lọc để phát triển công ty như ngày hôm nay” – anh Tuấn nói. Những câu chuyện như anh Cao Anh Tuấn hay chị Lê Diệp Kiều Trang chỉ là một trong số ít những ví dụ điển hình cho sự trở về, phối hợp, sẵn sàng hỗ trợ để cùng nhau phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
 
Cần một mạng lưới kết nối
 
Không chỉ vậy trong suốt 4 năm qua, anh Cao Anh Tuấn cũng nhận được sự đồng hành của anh Vũ Duy Thức (Bikana) hay anh Lưu Thế Lợi (Kyber Network). Vô hình chung họ trở thành những người bạn đồng hành của nhau trong hành trình khởi nghiệp, dù người ở Mỹ, người ở Việt Nam hay Singapgore. Chỉ cần có khó khăn, anh Tuấn luôn nhận được những gợi ý, giúp đỡ để có thể tạo ra những công nghệ đột phá cho sự phát triển của Genetica.
 
Từ năm 2019, một trong những hoạt động nổi bật của Techfest là đưa các startup đi Mỹ, Hàn Quốc, Singapore để giới thiệu và gặp gỡ các nhà đầu tư.
Từ năm 2019, một trong những hoạt động nổi bật của Techfest là đưa các startup đi Mỹ, Hàn Quốc, Singapore để giới thiệu và gặp gỡ các nhà đầu tư. Nguồn: TF
 
Ở tầm của những cá nhân hay các tổ chức thì rõ ràng, những mạng lưới kết nối và đưa người Việt trở về, hỗ trợ góp phần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng và phát triển đất nước nói chung không thiếu. Điển hình như câu chuyện của Genengatic, trở về và tìm đến sự giúp đỡ của những người di trước.
 
Trong suốt 10 năm qua, Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) cũng đã kết nối hơn 10 nghìn nhà khoa học đến từ 20 nước trên thế giới. Để đội ngũ kết nối trở thành mạng lưới phối hợp nhịp nhàng phát huy hết các tiềm năng theo ông Ngô Hướng Nam – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài cần hội tụ ba yếu tố: chính sách, cơ quan tổ chức đứng ra thực hiện và những chương trình cụ thể để kết nối.
 
Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Hồng Quất – Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) nói: “Đây là điều chúng tôi mơ ước nhiều năm. Techfest hàng năm đều có sự kết nối với các mentor, trí thức người Việt nhưng chủ yếu là theo quan hệ cá nhân. Sự vào cuộc của một đơn vị chính thức thì chưa có”. Đến thời điểm này, cả ba yếu tố trên hiện đều đã có.
 
Trong các chuyến đi này, đại diện các startup và quỹ đầu tư Việt sẽ làm việc, kết nối với các chuyên gia người Việt ở nước ngoài.
Trong các chuyến đi này, đại diện các startup và quỹ đầu tư Việt sẽ làm việc, kết nối với các chuyên gia người Việt ở nước ngoài. Nguồn: TF
 
Cụ thể, quyết định 188 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 844/QĐ-TTG đã chỉ ra việc“Hình thành và hỗ trợ phát triển Mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia với các nội dung hỗ trợ kinh phí cho hoạt động “mời chuyên gia, cố vấn, người Việt Nam thành công ở nước ngoài đến làm việc, tư vấn thường xuyên, cung cấp dịch vụ cho các khu dịch vụ tập trung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở phạm vi ngành, vùng, địa phương, cơ sở”.
 
Hiện thực hoá chỉ đạo này, chương trình Global Mentoring Program for V- Startups đã được ra đời . Chương trình hướng tới cố vấn, hỗ trợ startups Việt Nam giải quyết các vấn đề, khó khăn mà startup đang gặp phải dưới dạng hình thức cố vấn 1-1 bởi các chuyên gia người Việt ở nước ngoài.
 
Với chính sách này, hai cơ quan đại diện Văn phòng đề án 844 (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) sẽ là cơ quan chủ trì tổ chức các hoạt động để kết nội giữa hai bên. Về chương trình cụ thể để kết nối, ông Phạm Hồng Quất đề xuất, từ đến thời điểm tổ chức TechFest 2021 vào cuối năm nay, hai bên sẽ cùng chọn chủ đề cụ thể để các đơn vị cùng tham gia mà mục tiêu cụ thể là giúp đỡ được các nhóm khởi nghiệp cụ thể liên kết với viện, trường.
 
Các đơn vị như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân... đều sẵn sàng tham gia phối hợp. Tôi kỳ vọng tới TechFest 2021 sẽ có 4 cuộc thi hướng tới giải quyết 4 bài toán cụ thể của Việt Nam”.
 
Thứ trưởng Trần Văn Tùng trao đổi với các nhà khoa học tại ĐH Stanford.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng trao đổi với các nhà khoa học gốc Việt ở Mỹ. Nguồn: TF
 
Góp ý thêm về hành động này, chị Nguyễn Thị Hải Thanh – Giám đốc điều hành của AVSE cho rằng, điều quan trọng là các hoạt động kết nối là cần có mục tiêu và sản phẩm cụ thể. Đơn cử như cách làm của AVSE là đặt mục tiêu tiên phong kết nối trí thức người Việt ở nước ngoài, cung cấp các hoạt động tư vấn cụ thể về phát triển kinh tế xã hội. Để làm được điều đó, AVSE xây dựng một nền tảng kết nối V-SPACE để tạo ra một mạng lưới toàn cầu, mang kết quả và ảnh hưởng của các sản phẩm đổi mới sáng tạo từ quy mô địa phương vươn tầm quốc tế.

Nguồn: khoahocphattrien.vn

Số lượt đọc: 1828

Về trang trước Về đầu trang