Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu đề xuất gói giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cho ngành trái cây và thủy sản (05/07/2021)
-   +   A-   A+   In  
Việt Nam là quốc gia có lợi thế so sánh về nông nghiệp. Kể từ khi Đổi Mới, chính phủ đã có những chủ trương, chính sách tạo động lực nhằm tận dụng lợi thế tiềm năng này, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước và hỗ trợ đắc lực cho cải thiện phúc lợi cư dân nông thôn. Với những thành tựu đáng khích lệ, sự phát triển của nông sản vẫn đang phải đối mặt với nhiều bất cập, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. 

Có nhiều nguyên nhân làm cho chuỗi giá trị nông sản chưa thực sự phát triển, liên kết trong chuỗi còn thiếu và yếu. Sản xuất nhỏ lẻ, sự kém hiệu quả của kinh tế hợp tác và rủi ro; chưa có giải pháp đồng bộ để phát triển chuỗi. Sự đồng bộ này phải thể hiện tính đầy đủ từ định hướng và quy hoạch phát triển ngành đến việc ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển chuỗi hiệu quả và phù hợp nhằm hỗ trợ cho các tác nhân thực hiện quản trị nội bộ chuỗi gắn kết và bền vững, và cuối cùng là sự cần thiết phải có gói giải pháp về quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước nhằm đảm bảo chuỗi phát triển bền vững.

Từ thực tế đó, TS. Nguyễn Đức Lộc cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất gói giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị cho ngành trái cây và thủy sản”. Đề tài được thực hiện trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2018.

Đề tài đã phân tích được thực trạng phát triển chuỗi giá trị 03 ngành sản phẩm trái cây tại một số địa phương (thanh long tại Bình Thuận, cam ở Tuyên Quang, và chuối ở Đồng Nai) và chuỗi giá trị tôm ở Sóc Trăng nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện những hạn chế trong từng chuỗi và đảm bảo sự đồng bộ trong phát triển chuỗi giá trị đối với từng ngành.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đánh giá thực trạng các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị trái cây và thủy sản giai đoạn 2010-2016 vừa qua; nhận diện và phân tích các mặt hạn chế và yếu tố ảnh hưởng tới kết quả ban hành và thực thi các chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị trái cây và thủy sản. Cùng với việc đề xuất các quan điểm, đề tài đã đề xuất được gói giải pháp thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị trái cây và thủy sản bao gồm: (i) Định hướng phát triển quy hoạch hợp lý, phù hợp lợi thế của địa phương và gắn chặt với cân đối về thị trường (ii) Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển chuỗi giá trị hiệu quả và có tính khả thi cao; (iii) Các chính sách về khuyến khích hỗ trợ quản trị nội bộ giúp tăng liên kết trong chuỗi đảm bảo sự bền vững; (iv) Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với chuỗi giá trị.

Việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất gói giải pháp đồng bộ thúc đẩy phát triển CGT cho ngành trái cây và thủy sản VN đến năm 2025” là hết sức cần thiết, nhằm thúc đẩy phát triển CGT nông sản hiệu quả và bền vững hơn.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16254/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 2673

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)