Tin KHCN trong nước
Thành lập Trung tâm Vi mạch bán dẫn Việt Nam – Hàn Quốc (20/04/2021)
-   +   A-   A+   In  

Trung tâm hoạt động theo mô hình hợp tác giữa Ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM và SNST Finger Vina - công ty thiết kế toàn cầu của Hàn Quốc, nhằm tăng cường hợp tác phát triển vi mạch giữa trường đại học và doanh nghiệp của hai nước.

Mục tiêu của Trung tâm là trở thành nơi đào tạo thiết kế bán dẫn hàng đầu, cung cấp cho các công ty bán dẫn trong nước và quốc tế nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo đó, sinh viên năm cuối các trường đại học hoặc vừa tốt nghiệp và đam mê lĩnh vực nghiên cứu vi mạch có thể đăng ký tham gia khóa học cơ bản kéo dài 3 tháng tại Trung tâm.

Ở khóa đào tạo cơ bản, sinh viên được dạy sử dụng hệ điều hành Linux, phần mềm..., và kiến thức nâng cao về quy trình thiết kế vi mạch. Kết thúc khóa đào tạo cơ bản, sinh viên được phân loại theo sở trường để tiếp tục đào tạo các mảng chuyên sâu của thiết kế vi mạch trong 3 tháng tiếp theo. Giảng viên là những chuyên gia có kinh nghiệm từ SNST Finger Vina, sử dụng các phần mềm bản quyền mua ở nước ngoài làm công cụ thiết kế vi mạch trên máy tính.

Chương trình đào tạo sẽ theo đặt hàng của doanh nghiệp như Samsung, ADT... cho các dự án thiết kế chip của họ. Trong giai đoạn đầu, Trung tâm chú trọng phát triển nguồn nhân lực đủ mạnh làm tiền đề xây dựng đội ngũ làm R&D, trực tiếp làm các sản phẩm vi mạch, thiết kế các loại chip về IoT, 5G, infotainment (thông tin giải trí)...

Ông Nguyễn Duy Mạnh Thi, phụ trách Trung tâm, cho biết, tình trạng thiếu hụt nhân lực vi mạch toàn cầu đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua. Trong đó, mức thiếu hụt lớn nhất là Mỹ, Thụy Điển, Phần Lan, Hungary và Slovenia.

Việt Nam hiện cũng đang đối mặt với sự thiếu hụt các kỹ sư thiết kế vi mạch. Một trong những thách thức lớn nhất mà ngành công nghiệp này phải đối mặt là không thể tuyển dụng các kỹ sư vi mạch làm việc được ngay ở đầu vào mà phải qua đào tạo từ 6-12 tháng. Bên cạnh lực lượng kỹ sư vi mạch, Việt Nam còn cần có thêm hàng chục nghìn lao động chất lượng cao trong ngành công nghiệp vi mạch.

Nguồn: khoahocphattrien.vn

Số lượt đọc: 2370

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)