Tin KHCN trong nước
Giải pháp phát triển thị trường khoa học công nghệ (20/04/2021)
-   +   A-   A+   In  

Sáng 15-4, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Tổng kết 10 năm phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020” nhằm tổng kết, đánh giá lại những thành tựu đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong phát triển thị trường KH&CN giai đoạn 2011-2020, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng lớn trong phát triển thị trường KH&CN giai đoạn 2021-2030.

Theo báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế. Với thứ hạng này, Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Trong bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp các quốc gia năm 2020, Việt Nam tăng 13 bậc, lên vị trí thứ 59 trên thế giới, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Cùng với sự phát triển của KH&CN, đổi mới sáng tạo, thị trường KH&CN cũng có sự phát triển ấn tượng. Trong đó, phải kể đến sự nỗ lực của các nhà hoạch định chính sách và nhà thực thi chính sách là các nhà khoa học, nhà sáng chế, các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Trần văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH&CN cho biết, trong những năm qua, thị trường KH&CN đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Tốc độ gia tăng giá trị giao dịch công nghệ bình quân giai đoạn 2011-2020 là 22%. Trong đó, một số ngành tăng trưởng cao như ngành điện, điện tử máy tính 46%; ngành chế biến gỗ, giấy 29%, ngành chế biến thực phẩm 28%. Hiện tại cả nước có hơn 800 tổ chức trung gian của thị trường KH&CN; 69 cơ sở ươm tạo; 28 chương trình thúc đẩy kinh doanh; loại hình không gian làm việc chung có 186 khu (số liệu đến tháng 7-2020). Năm 2020, trung bình số người thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển thị trường KHC&N tại các Sở là 5,21 người với độ tuổi bình quân là 41 tuổi (bao gồm cả lãnh đạo cấp sở, cấp phòng). Trong đó, nhân lực có trình độ thạc sĩ chiếm 52,52%; tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học, tiến sĩ lần lượt là 39,39% và 8,09%...

Tại buổi hội thảo, các chuyên gia, nhà hoạch định chính sách nhận định, trên thực tế thị trường KH&CN trong nước chưa phát triển đúng với tiềm năng của nguồn cung, nguồn cầu. Vì vậy, trong giai đoạn tiếp theo, để phát triển thị trường KH&CN, cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển thị trường KH&CN; phát triển các tổ chức trung gian, thúc đẩy phát triển nguồn cầu, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thị trường KH&CN. Đồng thời thúc đẩy phát triển nguồn cung, tăng cường hoạt động xúc tiến, liên thông, tiến tới đồng bộ hóa thị trường KH&CN với các thị trường hàng hóa, lao động và tài chính; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, truyền thông và hội nhập quốc tế về thị trường KH&CN; phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường KH&CN.

Nguồn: qdnd.vn

Số lượt đọc: 1403

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)