Tin KHCN trong nước
Ứng dụng khoa học vào truy xuất nguồn gốc: Nhu cầu cấp bách trong thời kỳ hội nhập (29/03/2021)
-   +   A-   A+   In  

Ứng dụng công nghệ là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc là việc cần làm và cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Làn sóng công nghiệp 4.0 với xu hướng số hóa và chuyển đổi số mang đến cơ hội nâng cao năng suất trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong nền kinh tế 4.0, thông tin về sản phẩm hàng hoá trong suốt quá trình từ sản xuất, phân phối đến tiêu thụ đều được theo dõi đến từng bước nhỏ. Nguồn thông tin này có thể được dùng để vào rất nhiều việc trong đó có việc tối ưu hoá quá trình sản xuất, phân phối, dự báo, tuân thủ quy định xuất nhập khẩu v.v.

Để có một góc nhìn tổng thể về chuyển đổi số trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia tổ chức chương trình hội thảo “Ứng dụng công nghệ tối ưu hiệu quả sản xuất – Tương lai của nguồn cung ứng toàn cầu”.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Văn Vinh, Tổng cục trưởng Tổng cục Đo lường chất lượng (TCĐLCL) nhấn mạnh, ứng dụng công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

ung dung cong nghe

 Ứng dụng khoa học vào truy xuất nguồn gốc: Nhu cầu cấp bách trong thời kỳ hội nhập

Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc là việc làm cần thiết và cấp bách trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khi mà sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hàng hóa của doanh nghiệp này trở thành vật tư, hàng hóa đầu vào của doanh nghiệp kia tạo thành một chuỗi cung ứng. Khi mà yêu cầu của người tiêu dùng và cơ quan quản lý ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, an toàn và và sự minh bạch của sản phẩm hàng hóa, thì việc áp dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và toàn bộ chuỗi cung ứng được xem là chìa khoá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp bứt phá trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay.

"Ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa hiệu quả sản xuất là xu hướng và đang trở thành chiến lược mới cho các doanh nghiệp nhằm mục tiêu tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp trên thế giới", ông Trần Văn Vinh cho hay.

Cũng theo ông Trần Văn Vinh, để đón đầu xu hướng này, ngày 19/1/2019, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg về truy xuất nguồn gốc (Thường được gọi tắt là Đề án 100) nhằm xác định những nhiệm vụ cần thiết cần triển khai để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong toàn chuỗi cung ứng.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đề án là xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia. Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hoá quốc gia sẽ đóng vai trò trung tâm của hệ sinh thái truy xuất nguồn gốc, với sự tham gia của tất cả các bên tham gia trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, đơn vị đóng gói, đơn vị vận chuyển, đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ, các đơn vị cung cấp giải pháp truy xuất nguồn gốc và cơ quan quản lý nhà nước với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc phục vụ hội nhập quốc tế và bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong toàn chuỗi cung ứng.

Được biết, thời gian qua, Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia hiện đang triển khai một loạt các ứng dụng truy xuất như:

Ứng dụng truy xuất nguồn gốc đối với nông sản cho phép các đơn vị thực hiện cập nhật nhật ký điện tử, liên kết toàn bộ thông tin trong chuỗi cung ứng sản phẩm, người tiêu dùng có thể sử dụng thiết bị di động quét mã QR để xem lại toàn bộ lịch sử quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm. Ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc là cơ sở quan trọng cho việc minh bạch thông tin quá trình sản xuất tới khách hàng, mang lại niềm tin cho khách hàng và cơ hội nâng cao giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp.

Ứng dụng bản đồ trái cây Việt Nam hỗ trợ quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại điện tử. Ứng dụng này có thể được phát triển thành giải pháp quản lý tổng thể hoạt động sản xuất nông nghiệp, cập nhật và theo dõi toàn bộ thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp trên từng thửa ruộng, làm cơ sở cho việc định hướng sản xuất và phán đoán xu hướng giá cả sản phẩm dựa trên thống kê nhu cầu tiêu thụ hàng năm.

Ứng dụng quản lý thẻ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới giúp cho cảnh sát giao thông thuận tiện tra cứu thông tin, cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng thống kê tình trạng cấp bảo hiểm theo quy định và Công ty bảo hiểm quản lý hoạt động cấp bảo hiểm…

Nguồn: sohuutritue.net.vn

Số lượt đọc: 1269

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)