Tin KHCN nước ngoài
Màng vi khuẩn tách nước khỏi dầu (29/03/2021)
-   +   A-   A+   In  
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học North Caroline đã tạo ra loại màng sinh học mỏng, nhưng dai từ vi khuẩn để tách nước khỏi dầu. Vật liệu này có ích cho các ứng dụng như xử lý nước ô nhiễm. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng vật liệu do vi khuẩn Gluconacetobacter hansenii tạo ra làm bộ lọc để tách nước khỏi hỗn hợp dầu.

Màng sinh học vi khuẩn giải phóng vào môi trường, được cấu thành từ xenlulô, vật liệu mang lại cho thực vật cấu trúc chắc chắn trong thành tế bào của chúng. Vi khuẩn tạo ra màng để tự bảo vệ chúng.

Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng vi khuẩn để sản xuất sợi nano xenlulô. Sau đó, vi khuẩn và dư lượng không phải xenlulô được loại bỏ. Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng màng xenlulô để xem xét khả năng tách nước khỏi hỗn hợp dầu và nước. Kết quả là vật liệu này loại bỏ nước hiệu quả và lại rất chắc chắn.

Theo các tác giả, dầu không di chuyển qua màng và được đẩy lên trên. Nếu dầu và nước hòa trộn nhiều thì chỉ cần đặt máy khấy dạng sục vào hỗn hợp và lớp màng vẫn sẽ tách nước và dầu.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy vật liệu này có ứng dụng tiềm năng để thu hồi nước từ hỗn hợp dầu, dù để làm sạch nước bị nhiễm thuốc nhuộm dệt hoặc để xử lý môi trường. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ điều chỉnh màng bằng cách thay đổi về mặt hóa học để phục vụ cho các ứng dụng nhất định.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Langmuir.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 2720

Về trang trước Về đầu trang