Tin KHCN trong nước
Mô hình thanh chống giằng cho cấu kiện bêtông cốt thép có cấu tạo không theo tiêu chuẩn kháng chấn chịu tải trọng động đất (05/04/2021)
-   +   A-   A+   In  
Từ năm 2017 đến 2019, nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Quốc tế (thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) do TS. Trần Cao Thanh Ngọc làm chủ nhiệm, đã thực hiện đề tài: “Mô hình thanh chống giằng cho cấu kiện bêtông cốt thép có cấu tạo không theo tiêu chuẩn kháng chấn chịu tải trọng động đất”.

Đề tài nhằm tạo ra mô hình thanh chống giằng mới có khả năng mô phỏng chính xác hoạt động của các cấu kiện bêtông cốt thép không theo tiêu chuẩn kháng chấn dưới tác dụng của tải trọng ngang mà các mô hình thanh chống giằng trong các tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn không làm được như: sự thay đổi của góc xiên của thanh chống do thay đổi của hàm lượng thép, lực tác dụng; tương thích biến dạng giữa cơ cấu thanh chống và chống - giằng cho nút khung.

Đề tài đã thu được các kết quả sau:

- Thí nghiệm cho cấu kiện bê tông cốt thép (trụ và nút khung) không theo tiêu chuẩn kháng chấn đã được thực hiện để góp phần hiểu rõ quá trình phá hoại của loại cấu kiện này cũng như làm tiên đề cho cơ sở lý thuyết mô hình giàn ảo. Kết quả từ những thí nghiệm này đã được so sánh với các mô hình giàn ảo từ đề xuất của các nghiên cứu trước để xác định độ chính xác của các công thức dựa trên mô hình thanh chống giằng này trong việc dự đoán khả năng kháng cắt, độ cứng cũng như chuyển vị cực đại của cấu kiện.

- Mô hình thanh chống giằng dự đoán góc xiên cho cấu kiện bê tông cốt thép chịu tải trọng cắt đã được lập. Mô hình này bước đầu đã được ứng dụng cho cấu kiện dầm bêtông cốt thép và cho kết quả khả quan.

- Mô hình giàn ảo có xét đến tương thích biến dạng giữa cơ cấu thanh chống và chống giằng trong mô phỏng khả năng kháng cắt của nút khung bê tông cốt thép chịu tải trọng động đất đã được lập. Mô hình này cũng đã được so sánh với kết quả thí nghiệm của nút giữa trong khung bê tông cốt thép và cho kết quả khá chính xác.

- Ứng dụng mô hình giàn ảo cho cấu kiện bê tông cốt FRP để mô phòng khả năng kháng cắt của loại cấu kiện này.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16217/2019) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia.

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 2081

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)