Tin KHCN trong nước
Chế tạo thành công cân động điện tử, phân loại trái cây (27/02/2021)
-   +   A-   A+   In  
Đây cũng là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công hệ thống dây chuyền cân động điện tử, phân loại trái cây”, do nhóm tác giả Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM thực hiện, được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu trong năm qua.

Theo TS Đào Văn Phượng, chủ nhiệm đề tài, hiện nay, công đoạn cân và in nhãn dán tem lên trái cây ở Việt Nam chủ yếu được làm thủ công, tốn nhiều thời gian và công lao động. Nếu sử dụng cân động cùng hệ thống in dán, dán nhãn tự động, kết hợp hệ thống tự động chạy phân loại trái cây đến đúng vị trí sẽ không mất thời gian chờ đặt trái cây lên bàn, đọc trị số khối lượng xong, rồi bỏ ra để cân tiếp trái khác.
 
Trong nước đã có một số nghiên cứu và ứng dụng về cân động sản phẩm có trọng tải lớn, hoặc các sản phẩm là bưu phẩm, dược phẩm, không phù hợp với dây chuyền cân cho sản phẩm nông nghiệp là trái cây. Và cũng chưa có nghiên cứu nào được công bố về cân động điện tử, kết hợp in dán nhãn tự động để phân loại trái cây.
 
Nhóm tác giả đã chế tạo được hệ thống cân tự động điện tử, có khả năng cân trong phạm vi 0.3 – 10kg/sản phẩm. Hệ thống bao gồm: thùng chứa trái cây cấp liệu, bộ phận chờ cấp liệu, băng tải cân động, bộ phận chờ in, máy in và dán nhãn, băng tải phân loại, thùng đựng sản phẩm.
 
Hệ thống cân và phân loại từ động trái cây   Ảnh: NVCC
Hệ thống cân và phân loại từ động trái cây Ảnh: NVCC
 
Khi bắt đầu hoạt động, trái cây từ thùng chứa cấp liệu được đưa vào bộ phận chờ cấp liệu. Tại đây, sẽ có cơ cấu xi lanh khí nén đẩy trái cây vào băng tải động theo lập trình được cài đặt trước (tín hiệu cân xong trái phía trước mới cho phép đẩy trái tiếp theo vào cân). Sau khi được cân khối lượng, trái được đẩy vào bộ phận máy in và dán nhãn, bởi cụm xi lanh khí nén được bố trí bên dưới. Việc đẩy trái cũng được tự động và chỉ cho phép vào máy in khi trái trước đó đã thoát khỏi máy in (thứ tự này được lập trình giám sát bằng các cảm biến hồng ngoại vị trí). Sau khi dán nhãn xong, cụm xi lanh trong máy in dán nhãn đẩy đến băng tải phân loại. Khi trái đang di chuyển trên bộ phận phân loại thì được 1 trong 3 xi lanh khí nén đẩy vào thùng chứa sản phẩm cùng loại tương ứng. Các quá trình trên được thực hiện tự động và liên tục.
 
Bưởi và dưa hấu sau khi được cân, dãn nhãn và phân loại tự động
Bưởi và dưa hấu sau khi được cân, dãn nhãn và phân loại tự động. Ảnh: NNC
 
Hệ thống này đã được thử nghiệm tại Công ty TNHH VANDA (Bến Tre) để cân và phân loại dưa hấu, bưởi, với khối lượng lớn nhất 5kg, đường kính tối đa 16cm, chiều dài tối đa 30cm. Kết quả, vị trí tem nhãn nằm ở giữa, bề mặt tem dán mịn, không có vết nhăn, đạt yêu cầu của doanh nghiệp. So với cân tĩnh, độ sai số của cân động khoảng 1%. Máy phân thành 3 loại chính xác (đối với dưa hấu: trên 3 – 5kg, 2 – 3kg, 1,5 – 2kg; đối với bưởi: trên 1,4kg, 1,2 – 1,4kg, 1 – 1,2kg). Năng suất của hệ thống đạt 1.200 trái/giờ (20 trái/phút).
 
Theo tính toán của nhóm tác giả, hệ thống có giá thành khoảng 200 triệu, điện năng tiêu thụ 0,2kWh. Nếu sử dụng lao động thủ công để cân, dán nhãn, phân loại thì được 3 trái/phút, chi phí nhân công hết khoảng 160 đồng/sản phẩm. Nếu cân động theo hệ thống trên thì chi phí (điện năng, công vận hành máy) ước tính khoảng 38,5 đồng/sản phẩm, giảm hơn 4 lần so với làm thủ công. Hiện nhóm tiếp tục nghiên cứu, viết phần mềm điều khiển để thử nghiệm cho các loại trái cây khác.

Nguồn: khoahocphattrien.vn

Số lượt đọc: 1967

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)