Tin KHCN trong nước
Máy sát khuẩn tay tự động (21/12/2020)
-   +   A-   A+   In  

Trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, các cổng/cửa/lối ra vào cơ quan, doanh nghiệp hầu hết đều trang bị các lọ dung dịch rửa tay sát khuẩn. Tuy nhiên, việc tất cả mọi người đều phải tiếp xúc lên lọ dung dịch lại tạo ra một nguồn lây nhiễm tiềm năng. Hơn nữa, việc không có một định lượng chính xác dung dịch cần để diệt khuẩn cho mỗi lần rửa tay khiến cho người dùng hoặc không phun đủ lượng dung dịch cần thiết, hoặc phun quá nhiều gây lãng phí. Ngoài ra, nhiều đơn vị phải bố trí người túc trực thường xuyên để nhắc nhở việc rửa tay, gây lãng phí nhân lực và tăng nguy cơ lây nhiễm.

Từ những bất cập về việc sát khuẩn thủ công nêu trên, nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Phòng Thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Mico-Nano (Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu, chế tạo và đưa vào sử dụng máy sát khuẩn tay tự động bơm dung dịch. 

Điểm đặc biệt của máy sát khuẩn tay tự động này là tích hợp nhiều tính năng thân thiện với người sử dụng như: khi có người đi tới, máy tự động phát ra lời nhắc mọi người rửa tay; khi rửa chỉ cần xòe 2 bàn tay ra, đưa vào buồng sát khuẩn, máy sẽ sử dụng 4 vòi phun tự động phun dung dịch sát khuẩn lên bề mặt da tay và tự động ngắt khi đã phun đủ dung lượng tối ưu theo kết quả thí nghiệm về khả năng sát khuẩn. Điều này đảm bảo tiết kiệm dung dịch, đảm bảo chắc chắn khả năng sát khuẩn, tránh được việc dùng tay ấn trực tiếp vào các chai sát khuẩn để lấy dung dịch/gel sát khuẩn (nguy cơ lây nhiễm). 

Thiết bị được tích hợp trên 1 chân đế chắc chắn, di chuyển được và rất phù hợp đặt tại sảnh các công sở, cơ quan, khách sạn… Thiết bị cũng được thiết kế buồng đựng dung dịch tương đối lớn để đảm bảo máy có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày mới phải tiếp thêm dung dịch sát khuẩn. Máy cũng phát cảnh báo khi dung dịch cạn để người quản lý bổ sung dung dịch.

 

Nguồn: https://vjst.vn/vn

Số lượt đọc: 2253

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)