TS. Clarissa Zimmerman Cooley, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Mặc dù MRI là phương thức chụp cộng hưởng từ đầu tiên, nhưng việc mua và lắp đặt máy MRI truyền thống có độ phân giải cao lại khá khó khăn và tốn kém. Ngay cả khi bệnh viện có sẵn máy MRI, thì vẫn có những trường hợp việc vận chuyển bệnh nhân đến đúng vị trí máy quét là quá khó hoặc nguy hiểm. Nghiên cứu này được triển khai, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận dễ hơn với máy MRI".
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế và thử nghiệm mẫu máy MRI mới di động có thể được cắm vào ổ điện thông thường và phát ra ít tiếng ồn hơn nhiều so với máy MRI truyền thống. Bản thân nam châm này có kích thước bằng một giỏ đựng quần áo và tổng trọng lượng của toàn bộ hệ thống (bao gồm nam châm, cuộn dây, bộ khuếch đại, bảng điều khiển và xe đẩy) là 230 kg và một người duy nhất có thể đẩy xe để vận chuyển máy. Nếu các linh kiện của thiết bị truyền thống được thay thế bằng các thiết kế gọn nhẹ có hiệu quả tùy chỉnh, thì tổng trọng lượng máy sẽ giảm còn 160 kg. Khi thử nghiệm ở ba tình nguyện viên trưởng thành khỏe mạnh, máy MRI đã tạo ra hình ảnh não ở dạng 3D thường trong vòng 10 phút.
TS. Cooley cho rằng: “Công nghệ này thực sự có thể mở rộng phạm vi tiếp cận chụp cộng hưởng từ. Với một số cải tiến nữa, công nghệ sẽ cho phép chụp cộng hưởng cho bệnh nhân bên giường bệnh hoặc tại các vùng xa nơi không có sẵn máy MRI truyền thống".