Tin KHCN trong nước
Ứng dụng công nghệ cao, xu hướng của nông nghiệp đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (12/09/2020)
-   +   A-   A+   In  

TP.HCM là địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thành phố chủ trương hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao với quy mô sản xuất lớn, hiện đại. Tập trung vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị.

Trong nhiều năm qua, thành phố đã hình thành và từng bước hoạt động có hiệu quả các Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm công nghệ sinh học, Trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao. Nhiều quy trình sản xuất công nghệ cao hiệu quả, đã được chuyển giao thành công cho bà con nông dân, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn TP.HCM. Từ các mô hình trồng cây trong nhà màng, nhà kính, tưới và bón phân tự động bằng hệ thống tưới nhỏ giọt đến công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào thực vật, sinh học phân tử ứng dụng. Đặc biệt là việc sử dụng chiếu xạ, hơi nóng xử lý trái cây sau thu hoạch.

Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao (thuộc Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao) đã nghiên cứu, xây dựng thành công nhiều quy trình canh tác rau ăn lá, rau ăn trái trồng trên giá thể trong điều kiện nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt.

Cụ thể,có 5 quy trình đã được Cục trồng trọt (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn) công nhận tiến bộ kỹ thuật, bao gồm: quy trình kỹ thuật trồng dưa lưới (Cucumis melo L.) trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt; quy trình kỹ thuật trồng một số loại rau ăn lá: cải bẹ xanh, cải ngọt, xà lách trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt; quy trình kỹ thuật trồng cà chua bi nhóm sinh trưởng vô hạn trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt; quy trình kỹ thuật trồng ớt cay trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt; quy trình công nghệ sản xuất và sơ chế rau ăn lá trong nhà màng theo chuỗi khép kín đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, thành phố còn phối hợp cùng các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học, các công ty ở các nước có nền nông nghiệp công nghệ cao như Nhật, Hàn Quốc, Israel, Bỉ... trong công tác tập huấn, chuyển giao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tham quan học tập kinh nghiệm mô hình nông nghiệp công nghệ cao quốc tế.

Hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được thể hiện rõ, qua việc thu nhập của người dân các huyện ngoại thành gia tăng. Năm 2019, giá trị sản xuất bình quân trên 1ha đất sản xuất nông nghiệp ước đạt 550 triệu đồng/ha/năm, gấp 1,5 lần năm 2015. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 là 5,82%/năm. Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình tại các xã năm 2019 đạt 63,096 triệu đồng/người, tăng 58,85% so với năm 2015.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, TP.HCM tiếp tục xác định tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất giống cây, con chất lượng và năng suất cao, từng bước hình thành trung tâm giống cây, giống con của khu vực. Đồng thời, không quên nhiệm vụ phát triển khoa học - công nghệ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

Ngoài ra, để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thành phố cũng có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ đó, bà con nông dân đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, góp phần giảm sức lao động, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Nguồn: khoahocphothong.com.vn

Số lượt đọc: 3275

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)