Tin KHCN trong nước
Bộ TT&TT phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam” (21/08/2020)
-   +   A-   A+   In  

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Bộ tổ chức giải thưởng về công nghệ số mang tầm quốc gia, huy động mọi tổ chức, cá nhân, chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin của cả nước và là giải thưởng cao nhất trong ngành hiện nay.

Ngày 19/8, Bộ TT&TT phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020. Giải thưởng là một hoạt động nhằm cụ thể hóa Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và là một hoạt động nằm trong Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ được tổ chức thường niên.

 

Giải thưởng được tổ chức nhằm thúc đẩy, khuyến khích doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm công nghệ số, giải các bài toán Việt Nam; tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc có giá trị thực tế góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số; hỗ trợ quảng bá cho các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam tới đông đảo doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, phần thưởng lớn nhất của Giải thưởng này chính là Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc quảng bá, hỗ trợ kết nối thị trường, xây dựng khung pháp lí thuận lợi, kết nối các nhà đầu tư (trong và ngoài nước), để các sản phẩm công nghệ số ngày một phát triển hơn và đi xa hơn.

 

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng chia sẻ, không ai hiểu người Việt Nam và giải tốt các bài toán của Việt Nam bằng chính người Việt Nam. Nếu nhìn vào thực trạng công nghệ cao chưa xuất hiện nhiều tại Việt Nam mà đánh giá không cạnh tranh được với nước ngoài thì mãi mãi sẽ không phát triển. Ngược lại, chúng ta cần xem việc chưa có nhiều sản phẩm công nghệ là cơ hội để phát triển sản phẩm của mình và cần xem thị trường 100 triệu dân là thế mạnh cạnh tranh quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động không trông chờ vào chính sách, cơ chế, mà quan trọng nhất là có các sản phẩm, giải pháp đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 

Các sản phẩm tham dự Giải thưởng sẽ được đánh giá công khai, minh bạch theo 2 tiêu chí chung gồm: Thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam và giải các bài toán Việt Nam. 

 

Giải thưởng được trao cho 5 hạng mục: Giải thưởng Nền tảng số xuất sắc; giải thưởng Sản phẩm số xuất sắc; giải thưởng Giải pháp số xuất sắc; giải thưởng Thu hẹp khoảng cách số (thành thị - nông thôn, người yếu thế, hạn chế mặt trái của công nghệ số) và giải thưởng Sản phẩm số tiềm năng.

 

Đối tượng tham gia là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam, có các sản phẩm công nghệ số được thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam, đã được đưa vào ứng dụng thực tế để giải các bài toán Việt Nam.

 

Thời gian nộp hồ sơ tham gia giải thưởng từ ngày 20/8 - 20/10/2020 thông qua hình thức online tại địa chỉ makeinvietnam.mic.gov.vn

 

Hội đồng Giám khảo của Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 do Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông làm Chủ tịch Hội đồng.

 

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm chia sẻ,  cụm từ “Make in Viet Nam” gắn liền với Giải thưởng này không chỉ thể hiện nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mà phần lớn cụm từ này nhằm truyền tải chiến lược cũng như lời hiệu triệu các doanh nghiệp Việt Nam mạnh mẽ chuyển đổi từ lắp giáp, gia công sang chủ động sáng tạo, thiết kế nhiều hơn, phát huy được trí tuệ và giải quyết được bài toán của Việt Nam, từ đó chúng ta có thể chủ động hơn và sớm hiện thực hoá mục tiêu trở thành một quốc gia số. 

Nguồn: chinhphu.vn

Số lượt đọc: 3492

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)