Tin KHCN nước ngoài
Công nghệ biến gạch xây nhà thành pin tích điện (13/08/2020)
-   +   A-   A+   In  

Viên gạch giản đơn dùng để xây nhà nay có thể chuyển thành pin trữ điện, mở ra khả năng các căn nhà một ngày nào đó có thể trở thành “nhà máy điện"

Tờ Guardian (Anh) cho biết công nghệ mới dựa trên nguyên lý bổ sung sợi nano của chất dẻo dẫn điện vào lỗ nhỏ trong gạch. Thử nghiệm ban đầu cho thấy một viên gạch có thể mang đủ điện để thắp sáng bóng đèn nhỏ. Trong trường hợp khả năng trữ điện gia tăng thì những viên gạch có thể trở thành vật thay thế tiết kiệm chi phí so với pin lithium-ion hiện nay.

Có thể coi các viên gạch trữ điện này là siêu tụ điện. Lợi thế của siêu tụ điện là sạc nhanh hơn pin nhưng điểm yếu là chỉ có thể tích một phần hạn chế năng lượng.

Theo kết quả đăng trên tạp chí Nature Communications ngày 11/8, những viên gạch ban đầu tích trữ được năng lượng tương đương 1% của pin lithium. Ông Julio D’Arcy tại Đại học Washington (Mỹ), người tham gia đội nghiên cứu, đánh giá mức này có thể tăng gấp 10 lần bằng cách bổ sung vật liệu như oxit kim loại cho viên gạch.

Lượng điện năng từ một vài viên gạch không thể gây giật khi chạm vào nhưng với cả một bức tường gạch thì không đơn giản. Do đó, các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp là phủ keo epoxy, tạo điều điện để viên gạch có thể hoạt động cả ở dưới nước.

Ông D’Arcy nhận định rằng trong trường hợp gạch có thể mang năng lượng tương đương pin lithium thì công nghệ này sẽ được ưu tiên hơn bởi giá thành phải chăng.

Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang tìm cách tăng lượng trữ năng lượng của siêu tụ điện cũng như tốc độ sạc của pin. Tìm được phương pháp tốt hơn để tích trữ điện là điều quan trọng trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu.

Một lợi thế khác của siêu tụ điện là có thể sạc nhiều lần hơn pin, cho đến khi cả hai mất khả năng tích trữ điện. Những viên gạch mang năng lượng có thể sử dụng được 10.000 lần.

Nguồn: Báo Tin tức

Số lượt đọc: 3499

Về trang trước Về đầu trang