Tin KHCN trong tỉnh
Báo cáo chuyên đề ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi (26/11/2014)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 25/11, tại UBND xã Bình Ba (huyện Châu Đức), Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN (Sở KH&CN) phối hợp với Hội Nông dân huyện Châu Đức tổ chức buổi báo cáo chuyên đề “Ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi” do PGS.TS Dương Nguyên Khang - Giảng viên Trường Đại học Nông lâm TP. HCM trình bày. Tham gia buổi báo cáo có đại diện hội nông dân huyện Châu Đức, hội nông dân xã Bình Ba (huyện Châu Đức) và khoảng 150 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Châu Đức. 

Tại buổi báo cáo, PGS.TS Dương Nguyên Khang trình bày về ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo và chăn nuôi gà, vịt; quy trình làm đệm lót sinh học trong xử lý chất thải và sử dụng chế phẩm sinh học; Giới thiệu một số mô hình trên địa bàn tỉnh và ở các địa phương khác đã áp dụng phương pháp này trong chăn nuôi.

 

Ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi mới được áp dụng tại Việt Nam với nguyên liệu làm đệm lót là trấu, mùn cưa, vỏ đậu phộng. Ứng dụng phương pháp này trong chăn nuôi sẽ làm giảm thiểu mùi hôi từ chất thải và hô hấp từ vật nuôi, giảm sức lao động, chi phí điện nước, giảm ô nhiễm môi trường và tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết kinh nghiệm và kết quả sau ba năm áp dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi (2011-2013) ngày 22/5/2014, cả nước có 691 trang trại và 57.755 hộ có sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà với tổng số khoảng 5.400.000 m2 nền đệm lót; 28 trang trại và 3.658 hộ có sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn với tổng số khoảng 70.000 m2 nền đệm lót.

 

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, việc ứng dụng đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi đã được nhiều hộ chăn nuôi heo, gà quy mô lớn trên địa bàn tỉnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Buổi báo cáo chuyên đề đã thực sự mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho người nông dân huyện Châu Đức trong vấn đề sử lý chất thải của chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường, nguồn nước. 

Nguồn: Huyền Trang

Số lượt đọc: 8431

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Nghiệm thu dự án “Nhân rộng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp quy mô hộ gia đình tại các xã nông thôn mới trên địa bàn huyện Xuyên Mộc” (07/09/2016)
  • Xác định nhiệm vụ KH&CN đối với các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm năm 2017 của tỉnh BR-VT (07/09/2016)
  • Tập huấn hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp (01/09/2016)
  • Tăng hiệu quả khai thác thủy sản nhờ áp dụng KH-CN (31/08/2016)
  • Tập huấn “Kỹ năng duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 dành cho thư ký ISO” (29/08/2016)
  • Lễ tổng kết và trao giải “Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng của tỉnh năm 2015-2016” (29/08/2016)
  • Báo cáo chuyên đề “Quy trình kỹ thuật phòng trừ tuyến trùng gây hại cây khổ qua bằng chế phẩm sinh học” (23/08/2016)
  • Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng vật liệu composite để chế tạo lô cốt cho lực lượng phòng thủ bờ biển tỉnh BR-VT” (23/08/2016)
  • Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng cây thuốc có giá trị tại tỉnh BR-VT, làm cơ sở để quản lí sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững” (23/08/2016)
  • Ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp (22/08/2016)