Tin KHCN trong nước
Chế tạo thành công nano dây thìa canh và lá sen từ bộ 3 công nghệ (23/06/2020)
-   +   A-   A+   In  

Ngày 23/6, tại Đại học Dược Hà Nội, Hội Nội khoa Việt Nam phối hợp với Trung tâm công nghệ cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Hỗ trợ điều trị tiểu đường, mỡ máu và giảm cân, bằng thảo dược công nghệ cao từ bộ 3 công nghệ hiện đại” và công bố sản xuất thành công nano dây thìa canh và nano lá sen bằng bộ 3 công nghệ hiện đại gồm lên men, chiết xuất chọn lọc và nano hóa, hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu.

GS.TS.BS Nguyễn Khánh Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cho biết, tiểu đường, mỡ máu là các bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, nên ngoài việc điều trị bằng tây y thì cần kết hợp nâng cao nhận thức, chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu theo giải pháp CAM, tức là dinh dưỡng, tập luyện, y học cổ truyền, thảo dược hỗ trợ tại cộng đồng. Khi đã xác định là bệnh mạn tính thì chăm sóc chủ động của bản thân người bệnh, gia đình và tại công đồng là yếu tố quyết định tới thể chất, tinh thần và tuổi thọ của người bệnh.

 

Trên thế giới, xu hướng sử dụng liêu pháp CAM trong điều trị bệnh tiểu đường đã tăng lên 30-57%. Tại Hoa Kỳ, có gần 3,6 triệu bệnh nhân, ở Úc và Anh ghi nhận 46% bệnh nhân tiểu đường có sử dụng liệu pháp CAM. Trong đó, thảo dược được ưa chuộng nhất bởi công dụng đã được chứng minh bằng các nghiên cứu khoa học.

 

ThS. Bá Thị Châm, Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, đại diện nhóm chế tạo thành công nano dây thìa canh và lá sen cho biết, nano dây thìa canh và lá sen được ứng dụng bộ 3 công nghệ hiện đại gồm chiết xuất chọn lọc tinh chất, lên men làm giàu hoạt chất và tạo hạt nano sinh học từ vỏ bọc chitosan.

 

“Acid Gymnemic, hoạt chất chính có tác dụng hạ đường huyết trong dây thìa canh tuy tan tốt trong nước nhưng nhanh bị thải trừ, sinh khả dụng rất thấp chỉ 14%, nên dùng công nghệ nano để giải phóng hoạt chất từ từ, kéo dài thời gian tác dụng. Ngoài ra, trong dây thìa canh còn có Beta-amyrin, Lupeol, giúp hạn chế hấp thu đường tại ruột, nhưng lại khó tan, nên tạo hạt nano sẽ giúp tăng độ tan, hấp thu tốt vào máu và tối ưu được tác dụng của nhóm chất này. Còn với lá Sen, sử dụng đồng thời 3 công nghệ bào chế, chiết xuất chọn lọc loại bỏ alkaloid, để tạo dịch chiết chỉ có flavonoid. Sau đó lên men thủy phân, chuyển Kaempferol glucozid thành Kaempferol dạng tự do có hoạt tính giảm béo, mỡ máu mạnh hơn. Và cuối cùng nano hóa các nhóm Flavonoid trong lá sen vì chúng kém tan trong nước, khó hấp thu vào máu nếu dùng dịch chiết thông thường”, Thạc sĩ Bá Thị Châm chia sẻ.

 

Giải pháp ứng dụng bộ 3 công nghệ này cũng góp phần loại bỏ tối đa tạp chất không mong muốn có trong thảo dược, đồng thời thu được nhiều hoạt chất tốt khi lên men và làm tăng tính tan của hoạt chất, từ đó làm tăng khả năng hấp thu của cơ thể, góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu.

 

Cũng theo ThS. Bá Thị Châm, ở nước ngoài, họ sử dụng công nghệ nano khá tốt, nhưng họ lại không có lợi thế như ở Việt Nam là có nhiều loài thảo dược quý, vì vậy, các nhà khoa học đã tận dụng những ưu thế này để kết hợp khéo léo với việc lên men, chiết xuất chọn lọc và nano hóa từ những thảo dược tốt của Việt Nam để bào chế ra được những sản phẩm tốt cho cộng đồng.

Nguồn: chinhphu.vn

Số lượt đọc: 4519

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)