Tin KHCN trong nước
Chế tạo thành công robot diệt khuẩn bằng tia UV trong bệnh viện (26/05/2020)
-   +   A-   A+   In  
Với công suất thiết kế hệ thống đèn UV lên đến trên 500W, robot có khả năng diệt khuẩn 99% trong thời gian 30 giây với bán kính từ 1-2,5m tùy thuộc vào chủng loại vi sinh vật.

Ngày 26/5, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) đã trao tặng Bệnh viện Đà Nẵng sản phẩm robot diệt khuẩn bằng tia UV.

 

Robot nặng 55kg, cao 1,5m, dài 0,45m, rộng 0,4m, có khả năng hoạt động liên tục hơn 2,5 giờ.

 

Với công suất thiết kế hệ thống đèn UV lên đến trên 500W, robot có khả năng diệt khuẩn 99% trong thời gian 30 giây với bán kính từ 1-2,5m tùy thuộc vào chủng loại vi sinh vật.

 

Thầy Phan Nguyễn Duy Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Trưởng nhóm nghiên cứu robot diệt khuẩn bằng tia UV, cho biết robot diệt khuẩn bằng tia UV hoàn thành buổi thực nghiệm tại Bệnh viện Đà Nẵng vào ngày 28/4.

 

Sản phẩm này có hệ thống đèn diệt khuẩn UV có khả năng phát ra tia cực tím UV loại C với bước sóng vào khoảng 250 nanomet, mang lại hiệu quả trong việc diệt khuẩn vì có thể phá hủy ADN của virus, vi khuẩn, nấm mốc và những mầm bệnh khác (gồm cả “siêu vi khuẩn” kháng thuốc) trong không khí hoặc trên các bề mặt tiếp xúc.

 

So với diệt khuẩn bằng hóa chất, tia UV có thể tiêu diệt các mầm bệnh ở trong không khí, những nơi khó khử trùng bằng hóa chất như thiết bị điện tử và thiết bị y tế; tiết kiệm chi phí khử trùng, giảm việc sử dụng hóa chất.

 

Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm Robot diệt khuẩn bằng tia UV do Nhóm chế tạo chỉ khoảng 50 triệu đồng, rẻ hơn so với các sản phẩm cùng tính năng đang có trên thị trường.

 

Robot diệt khuẩn bằng tia UV được sáng tạo với mục đích sử dụng diệt khuẩn tại bệnh viện, khu vực cách ly, phòng mổ; thay thế con người để giảm nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh, hỗ trợ công tác phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm.

 

Bác sỹ Trần Thị Khánh Ngọc, Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết bệnh viện hiện có 3 phòng áp lực âm để điều trị những ca nhiễm khuẩn nặng, tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Việc diệt khuẩn ở những ngóc, ngách trong phòng này rất khó khăn. Robot diệt khuẩn bằng tia UV có thể phần nào giúp giải quyết được vấn đề trên./.

Nguồn: TTXVN/Vietnam+

Số lượt đọc: 3834

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)