Tin KHCN trong nước
Giáo dục Quốc tế - Đẩy nhanh tác động giữa nghiên cứu cơ bản và kinh tế xã hội (17/01/2020)
-   +   A-   A+   In  

Nhân lực trình độ cao có ý nghĩa sống còn trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; tăng tính cạnh tranh và khả năng hội nhập của doanh nghiệp Việt trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, sự liên kết giữa công nghiệp, trường đại học và Chính phủ trong các chương trình đào tạo Tiến sỹ còn khá lỏng lẻo do có nhiều khác biệt. Hệ quả là, đội ngũ TS trẻ - là nòng cốt của bộ phận R&D tại các doanh nghiệp, ít tham gia những công việc tại doanh nghiệp.

Viện Ứng dụng Công nghệ (Nacentech), Bộ Khoa học Công nghệ, Đại học Portsmouth, Đại học Cardiff và Đại học Greenwich, Vương quốc Anh và 8 trường Đại học, Công ty Việt Nam, dưới sự tài trợ của Hội Đồng Anh tại Việt Nam thông qua Chương trình Hợp tác Giáo dục Đại học Vương Quốc Anh tại Việt Nam, đã cùng nhau triển khai một nghiên cứu có tên "Giáo dục phù hợp tương lai" nhằm thúc đẩy sự thay đổi chất lượng của các kỳ thực tập và sắp xếp việc làm trong công nghiệp ở quy mô quốc tế, chuẩn bị cho người học trở thành công dân toàn cầu với các kỹ năng việc làm đáp ứng nhu cầu của xã hội tương lai. Dự án chú trọng vào nghiên cứu nhằm thúc đẩy môi trường thuận lợi, sắp xếp việc làm trong công nghiệp, với sự tham gia tích cực của công nghiệp, nhà trường và các cơ quan quản lý. Những kết quả của Dự án sẽ góp phần vào sự phát triển chính sách và tăng cường đảm bảo chất lượng của việc làm trong công nghiệp.

Ngày 9/1/2020 tại Hà Nội, được sự đồng ý của Bộ Khoa học Công nghệ, Viện Ứng dụng Công nghệ đã tổ chức Hội thảo để bản luận về các vấn đề xung quanh Dự án. Đây là là cơ hội để các doanh nghiệp, người học (NCS); trường Đại học và cơ quan quản lý cùng bàn bạc nhằm đề xuất sẽ sử dụng cách tiếp cận dựa trên nhóm với mô hình chính phủ đại học-công nghiệp, xa hơn là thiết kế và phát triển chương trình giảng dạy tiên tiến, đặc biệt là chương trình thực tập công nghiệp tại doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với đổi mới, sáng tạo và ứng dụng thực tế.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Giang Mạnh Khôi, Phó Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ khẳng định “nhân lực trình độ cao luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của một cơ sở nghiên cứu và một doanh nghiệp khoa học công nghệ. Viện Ứng dụng Công nghệ có vai trò làm cầu nối; làm thu hẹp những khác biệt giữa chương trình đào tạo NCS với mục tiêu và tiếp cận của doanh nghiệp”.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã trình diễn mô hình nhà máy trong khuôn viên Đại học, thông qua đó sinh viên, nghiên cứu sinh có thể gắn đề tài nghiên cứu với những vấn đề mà công nghiệp quan tâm.

Ông Lê Việt Phương, sáng lập và Chủ tịch Công ty Dược liệu Phương đông, đã trình diễn một mô hình hợp tác rất hiệu quả qua đó kết hợp thế mạnh, nhu cầu của trường đại học và công ty, từ đó tạo ra những sản phẩm mới, tạo dựng công ty khởi nghiệp và chuyển nhượng kết quả nghiên cứu. Thành công của Công ty Dược liệu Phương đông là câu truyện truyền cảm hứng trong việc “nếu đam mê và kiến thức giải quyết nhu cầu của thị trường thì một ngày nào đó thành công sẽ đến. Bài học của Ông Phương là ví dụ về việc một nhà Vật lý có thể giới thiệu các sản phẩm giá trị cao trong thực phẩm, y học hoặc nông nghiệp”.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, PGS. Mai Anh Tuấn, Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ, Viện Ứng dụng Công nghệ đã giới thiệu hệ sinh thái khoa học công nghệ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, và dự án đầu tư trọng điểm Khu chế thử sản phẩm công nghệ cao và Phòng thí nghiệm vi chế tạo tại do Viện Ứng dụng Công nghệ làm chủ đầu tư.

Hội thảo cũng là cơ hội để các nhà đầu tư, công ty gặp gỡ cán bộ của Cục Công nghiệp, Trung tâm Phát triển Công nghiệp, Bộ Công thương để hiểu hơn những chính sách của nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực trình độ cao.

Nguồn: www.vista.gov.vn

Số lượt đọc: 2662

Về trang trước Về đầu trang