Tin KHCN trong nước
Tuyển chọn vi sinh vật để biến rác thành... tiền (16/01/2020)
-   +   A-   A+   In  
Rác thải thu gom về sẽ được các vi sinh vật xử lí nhằm tạo ra phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu trồng trọt rau sạch tại nhà, vườn...

Một nhóm tác giả là các bạn sinh viên khoa Công nghệ sinh học - Vi sinh vật học,  Trường đại học (ĐH) Cần Thơ đã chung tay thực hiện dự án “Quy trình xử lý rác thải hữu cơ hiện đại”.

 

Nguồn nguyên liệu là nguồn rác thải hữu cơ phân loại được của căn tin, các quán ăn và ký túc xá ngay trong khuôn viên trường các bạn đang học. Nguyên liệu sau khi thu gom về được xử lý tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ phục vụ nhu cầu trồng rau sạch tại nhà, vườn hữu cơ, nông nghiệp không hóa chất.

 

Hiện nay, điểm hạn chế của các phương thức xử lý chất thải như chôn lấp hay đốt vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển…

 

Kết quả khảo sát ban đầu của nhóm tác giả cho thấy, tại các chợ, vựa rau củ thì phần lớn rác thải hữu cơ là chất xơ (cellulose), còn tại các quán ăn, rác thải hữu cơ thì lượng đạm và tinh bột chiếm ưu thế.

 

Tuyển chọn vi sinh vật để biến rác thành... tiền - 1

Rác hữu cơ sau khi thu gom sẽ được nghiền nát và ủ thành phân

 

Trong quá trình bắt tay thực hiện đề tài, ở giai đoạn đầu, nhóm đã bố trí các thùng rác phân loại trong khuôn viên và căn tin tại trường học. Sau đó, tiến hành thu gom lại cùng với lá khô để đưa vào quy trình xử lý tạo phân bón cung cấp cho cây trồng trong khuôn viên trường.

 

Sau khi thành công giai đoạn đầu, nhóm tiến hành tiếp giai đoạn 2 là liên hệ với các công ty chế biến thực phẩm để ký hợp đồng xử lý rác. Từ đây, dự án đã thu lợi nhuận từ việc xử lý. Bên cạnh đó, thành phẩm sau xử lý được bán ra thị trường tiếp tục thu lợi nhuận.

 

Đại diện nhóm tác giả, bạn Nguyễn Hoàng Hậu cho biết, nguồn vi sinh vật xử lý rác là các vi sinh vật được phân lập và tuyển chọn từ các nguồn rác thải hữu cơ tại các chợ quán ăn và hộ gia đình. Rác khi thu về tiến hành cho vào hệ thống máy xử lý nghiền nát và bắt đầu quy trình ủ phân.

 

Tuyển chọn vi sinh vật để biến rác thành... tiền - 2

Quy trình xử lí rác thải của nhóm sinh viên

 

Với hệ thống máy móc và thiết bị sản xuất theo quy trình tự động, thực hiện từ giai đoạn nghiền tới ủ phân, sản phẩm thu được gồm chế phẩm sinh học và phân hữu cơ. Các dòng vi khuẩn được nhóm tự phân lập và phối trộn theo tỉ lệ tương thích với tỉ lệ thành phần của rác thải, thời gian từ rác cho đến thành phẩm là 30 - 45 ngày. Nếu so với các quy trình tương tự thì quy trình của dự án có thời gian phân hủy nhanh hơn. Lượng vi sinh vật bổ sung tùy vào nguồn nguyên liệu rác nên hiệu suất rất cao.

 

Đánh giá về tính ứng dụng của dự án, bạn Hoàng Hậu cho biết, dự án là một yêu cầu cấp thiết của xã hội khi đã giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức xã hội, giảm chi phí, tạo lợi nhuận. Đây cũng là quy trình dễ xây dựng, chi phí thấp, không yêu cầu kỹ thuật cao, quy mô xây dựng tùy vào nguồn nguyên liệu và có thể xây dựng tại hộ gia đình.

 

Do dự án chỉ tốn chi phí đầu tư ban đầu về máy móc, trang thiết bị và nhà xưởng, hoàn toàn không tốn chi phí nguyên liệu nên về mặt kinh tế, dự án có thể tạo ra nguồn lợi nhuận từ rác thải nhờ các hợp đồng xử lý rác thải và bán phân bón thành phẩm.

 

Tuyển chọn vi sinh vật để biến rác thành... tiền - 3

Dự án đã đạt giải nhất cuộc thi “Khởi nghiệp trong nền kinh tế số 2019” tại Trường ĐH Cần Thơ, giải khuyến khích cuộc thi “Câu lạc bộ khởi nghiệp 2019” tại TP.HCM.

 

Hiện tại, dự án chỉ mới thực hiện ở quy mô nhà lưới và phòng thí nghiệm. Hiện nhóm đang chuẩn bị sản phẩm thử nghiệm (demo) tại trường, cũng như thực hiện thêm các nghiên cứu về các chủng vi sinh vật phân hủy rác thải cụ thể để phù hợp với các doanh nghiệp.

 

Nguồn: khampha.vn

Số lượt đọc: 3234

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)