Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học bang Pennsylvania. Họ dùng một loại sơn dạng lỏng có thể chống thấm và kháng khuẩn, dùng để phủ trong lòng bồn cầu, giúp bồn cầu tự làm sạch, qua đó không cần lượng nước nhiều như hiện nay để làm sạch. Quy trình sơn phủ gồm 2 bước. Thứ nhất, các hợp chất polymer được ghép phân tử tạo ra một bề mặt mịn và chống thấm. Hợp chất này khi khô sẽ giúp tạo ra các phân tử trông giống như những sợi lông nhỏ, với đường kính nhỏ hơn khoảng 1 triệu lần so với sợi tóc con người. Sau đó, lần phủ hợp chất thứ hai được áp dụng sẽ thấm một lớp bôi trơn mỏng xung quanh những sợi lông để tạo ra một bề mặt siêu trơn.
Tiến sỹ Wang Jing, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Khi chúng tôi phun lớp phủ này lên bồn cầu vệ sinh trong phòng thí nghiệm và đổ chất thải tổng hợp vào đó, chất thải tổng hợp hoàn toàn trôi xuống và không có gì dính vào bồn cầu nữa”. Quy trình phủ hợp chất này chỉ mất chưa đầy 5 phút để tạo ra bề mặt trơn trượt và đánh bay vi khuẩn, đặc biệt là những vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm và mùi khó chịu. Với lớp sơn phủ này, bồn cầu sẽ tiết kiệm đáng kể lượng nước mỗi lần xả. Các nhà nghiên cứu ước tính lớp sơn phủ này “đủ dùng” cho khoảng 500 lần xả bồn cầu vệ sinh thông thường trước khi cần phủ một lớp mới.
Là một lợi ích bổ sung, người ta cũng thấy rằng lớp phủ đã đẩy lùi vi khuẩn có thể lây lan bệnh hoặc gây ra mùi khó chịu. Với những tính năng này, người ta hy vọng rằng công nghệ này không chỉ giúp nhà vệ sinh xả nước hiệu quả hơn mà còn có thể cho phép nhà vệ sinh không nước (được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới).
Lớp phủ đang được thương mại hóa bởi Công ty khởi nghiệp Vật liệu spotLESS, bang Pennsylvania. Và đã được công bố trên tạp chíNature Sustainability.