Tin KHCN nước ngoài
Sử dụng da lợn chứa tế bào sống để điều trị tổn thương bỏng ở người (18/10/2019)
-   +   A-   A+   In  
Thao tác cấy ghép tạm thời một lớp phủ bảo vệ lên vị trí tổn thương trên da bệnh nhân bị bỏng nặng là rất quan trọng và cần được thực hiện trong thời gian càng sớm càng tốt. Lớp bảo vệ thường là lớp da được lấy từ người đã chết. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã phát triển giải pháp mới trong đó lần đầu tiên họ sử dụng lớp da chứa tế bào sống từ lợn được biến đổi gen để cấy ghép cho bệnh nhân.

Đối với trường hợp bệnh nhân bỏng cấp độ hai và độ ba, các chuyên gia y tế sẽ sử dụng những mảnh da từ người chết - kỹ thuật này còn được gọi là allogcraft (Việc cấy ghép được thực hiện trên hai cá thể cùng loài). Biện pháp này giúp bảo vệ vết thương, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng và sự hao chất lỏng, cùng với các biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Khi người nhận đã ở trong tình trạng ổn định, mảnh da allograft sẽ được loại bỏ và một phần da từ một phần khác của cơ thể bệnh nhân sẽ được được cấy ghép vĩnh viễn vào vị trí tổn thương.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, kỹ thuật allogcraft không được sử dụng thường xuyên, đồng thời, chi phí cũng rất tốn kém. Xuất phát từ ý nghĩ đó, các nhà khoa học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH) đã phát triển một dòng lợn biến đổi gen vào những năm 1990. Những con vật đặc biệt này thiếu một gen thường có ở lợn nhưng không có trong cơ thể người, cho phép việc ghép da từ lợn có vẻ ít được thực hiện dễ dàng hơn đối với hệ thống miễn dịch của bệnh nhân.

Công nghệ mới đã được thương mại hóa dưới dạng ghép mô tế bào sống được gọi là Xeno-Skin bởi công ty spinoff XenoTherapeutics. Trong một thử nghiệm lâm sàng gần đây, bác sĩ phẫu thuật MGH Jeremy Goverman đã lần đầu tiên áp dụng một trong những "xenogcraft" đó trên người nhận.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu cố định tại chỗ Xeno-Skin với kích thước 5x5 cm cùng với một allograft tiêu chuẩn có kích thước lớn hơn lên vị trí vết bỏng bằng cách sử dụng ghim phẫu thuật và băng gạc. 5 ngày sau đó, khi tiến hành gỡ bỏ, nhóm cho biết họ không thể phân biệt được hai lớp phủ vì bề ngoài chúng rất giống nhau. Đặc biệt, mức độ hiệu quả trong việc bảo vệ vị trí tổn thương trên da bệnh nhân trong điều kiện được gắn tạm thời là tương tự nhau.

Tiếp đó, các chuyên gia tiến hành ghép vĩnh viễn một mảnh da từ đùi của người nhận sau vào vị trí vết thương. Quá trình lành vết thương đang tiến triển theo như dự đoán. Các nhà khoa học nhấn mạnh rằng điều quan trọng là họ không phát hiện retrovirus nội sinh ở lợn (PERVs) trong cơ thể người nhận vốn trước đây được xem là nguy cơ làm hạn chế khả năng cấy ghép mô sống hoặc nội tạng từ lợn sang người.

Goverman cho biết: "Bước tiến nhỏ chúng tôi thực hiện ngày hôm nay là đại diện cho một số lượng lớn nghiên cứu về rất nhiều lĩnh vực kéo dài hàng thập kỷ, trong đó bao gồm sinh học cấy ghép, miễn dịch học và kỹ thuật di truyền. Ngoài ra, những tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ chỉnh sửa gen đã mở ra một con đường mới rộng lớn cho khả năng phát triển kỹ thuật cấy ghép da lợn biến đổi gen, đại diện cho chương tiếp theo về tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân bị bỏng sâu cần cấy ghép".

Nguồn: NASATI

Số lượt đọc: 4165

Về trang trước Về đầu trang