Tin KHCN nước ngoài
Nơ-ron sinh học và nhân tạo kết nối và giao tiếp với nhau qua mạng (18/03/2020)
-   +   A-   A+   In  

Các nhà nghiên cứu ở châu Âu và Anh Quốc vừa tiến hành kết nối nơ-ron sinh học và nơ-ron nhân tạo với nhau để cho phép chúng giao tiếp với nhau trên khoảng cách xa qua Internet. Nơ-ron sinh học được nuôi cấy ở một nước, gửi tín hiệu qua một khớp nối thần kinh nhân tạo đặt ở một nước thứ 2 tới các nơ-ron điện tử ở nước thứ 3.

Các siêu máy tính dù rất tân tiến nhưng bộ não con người vẫn hoàn toàn bỏ xa chúng. Não người được cấu thành từ các nơ-ron thần kinh giao tiếp với nhau qua các xung tín hiệu điện đi qua những khoảng trống bé xíu được gọi là khớp nối thần kinh. Nơ-ron vừa có thể xử lý vừa lưu trữ thông tin, trái lại, máy tính đòi hỏi 2 loại bộ nhớ riêng biệt cho mỗi nhiệm vụ.

Các phiên bản nhân tạo của nơ-ron và khớp nối thần kinh cho thấy mạnh hơn rất nhiều so với thiết kế chip máy tính truyền thống nhưng chúng vẫn trong giai đoạn thử nghiệm. Và nay một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến được một bước tiếp theo, kết nối các phiên bản sinh học và nhân tạo giữa 3 quốc gia khác nhau.

Các nơ-ron sinh học của chuột được nuôi cấy trong một phòng thí nghiệm ở Ý tại Đại học Padova. Trong khi đó, các nơ-ron nhân tạo được tạo trên các chip silic ở Thụy Sĩ tại Đại học Zurich và ETH Zurich. Và 2 công nghệ khác nhau này giao tiếp với nhau thông qua các khớp nối thần kinh nhân tạo có tên là “memristor” được đặt tại Đại học Southampton ở Anh Quốc.

Các sự kiện được tạo ra bởi nơ-ron chuột và đi qua Internet tới các memristor. Chúng được diễn dịch các tín hiệu thành các biến số điện tử, sau đó truyền chúng lên các nơ-ron nhân tạo ở Zurich. Hệ thống này cũng vận hành tốt ở đầu kia, cho phép các thành phần sinh học và nhân tạo nhanh chóng giao tiếp với nhau theo cả 2 hướng.

“Chúng tôi rất hào hứng với bước phát triển mới này. Một mặt, nó đặt nền tảng cho một kịch bản mới chúng ta chưa từng gặp trong tiến hóa tự nhiên mà ở đó các nơ-ron sinh học và nhân tạo được liên kết và giao tiếp với nhau qua các mạng toàn cầu; đặt nền tảng cho mạng Internet thần kinh-điện tử. Mặt khác, nó mang lại triển vọng mới cho công nghệ chi giả thần kinh, mở đường hướng tới việc nghiên cứu thay thay thế các thành phần suy chức năng của não bằng chip AI”, tác giả báo chí Themis Prodromakis cho biết.

Nguồn: dost-dongnai.gov.vn

Số lượt đọc: 2297

Về trang trước Về đầu trang