Tin KHCN trong nước
Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng nhũ tương Nano Diclofenac dùng trong nhãn khoa (14/07/2019)
-   +   A-   A+   In  

Để cải thiện sinh khả dụng của diclofenac khi dùng cho mắt và tiếp cận dạng bào chế thuốc mới theo công nghệ nano, trong thời gian từ năm 2013 đến 2014, nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Dược Hà Nội do TS. Nguyễn Trần Linh dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng nhũ tương Nano Diclofenac dùng trong nhãn khoa”. Đề tài nhằm thực hiện những mục tiêu sau: Xây dựng công thức và quy trình bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt diclofenac 0,1%; Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của nhũ tương nano nhỏ mắt diclofenac 0,1%; và Đánh giá sinh khả dụng của chế phẩm trên thỏ thí nghiệm.


Từ kết quả thực nghiệm, đề tài đã rút ra một số kết luận sau: 
1. Bào chế nhũ tương nano diclofenac
Lần đầu tiên acid diclofenac được sử dụng làm hoạt chất chính trong công thức nhũ tương nano (NTN) nhỏ mắt. NTN diclofenac 0,1% đã được tiến hành bào chế theo các quy trình nhũ hóa sử dụng thiết bị siêu âm, thiết bị siêu âm kết hợp với đồng nhất hóa (ĐNH) áp suất cao, thiết bị phân cắt tốc độ cao. Một số yếu tố công thức, kỹ thuật bào chế ảnh hưởng tới đặc tính vật lý và khả năng GP in vitro của NTN đã được khảo sát. Loại và lượng thành phần pha dầu, chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt đều có ảnh hưởng tới khả năng giải phóng dược chất in vitro của chế phẩm. Trong các hệ đệm đã nghiên cứu thì hệ đệm borat cho thế zeta có giá trị tuyệt đối cao, tạo sự ổn định cho hệ. NTN có thành phần pha dầu là Isopropyl myristat (IPM) cho thấy sự đồng nhất và ổn định khi qua các thiết bị bào chế khác nhau. Quy trình bào chế bằng kỹ thuật siêu âm cho thấy sự phù hợp khi sử dụng ở quy mô phòng thí nghiệm. Các mẫu NTN được hình thành ổn định đều có kích thước giọt trung bình (KTG TB) nhỏ hơn 300 nm, chỉ số đa phân tán PdI ~ 0,3, giá trị tuyệt đối của thế zeta lớn hơn 30 mV và tỉ lệ DC được nhũ hóa lớn hơn 90%.
2. Nâng quy mô, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, đánh giá độ ổn định
Công thức và quy trình bào chế nhũ tương nano nhỏ mắt diclofenac bằng thiết bị siêu âm ở quy mô 1000 ml đã được xây dựng. Kết quả cho thấy quy trình có tính lặp lại trong cùng điều kiện nghiên cứu. Tiêu chuẩn chất lượng của NTN nhỏ mắt diclofenac cũng đã sơ bộ xác định được với 11 chỉ tiêu (tính chất, giới hạn cho phép về thể tích, định tính, định lượng, phần trăm giải phóng dược chất, KTG nhũ tương, thế zeta, độ nhớt, pH, độ vô khuẩn, tỉ lệ dược chất nhũ hóa). Nhũ tương nano nhỏ mắt sau khi tiến hành nghiên cứu độ ổn định trong 6 tháng cho thấy nên được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C.
3. Đánh giá sinh khả dụng, thiết lập tương quan in vitro - in vivo
Việc đánh giá sinh khả dụng (SKD) của thuốc nghiên cứu trên mắt thỏ đã chứng minh NTN diclofenac có khả năng kéo dài thời gian lưu thuốc trước giác mạc và làm tăng thấm dược chất qua giác mạc nên cải thiện SKD của chế phẩm hơn so với dạng dung dịch đối chiếu. NTN nhỏ mắt diclofenac sau khi đánh giá SKD in vitro, SKD in vivo đã bước đầu thiết lập được tương quan in vitro - in vivo với các điều kiện thử giải phóng in vitro là môi trường đệm phosphat pH 5,8, thiết bị bình Franz, màng thẩm tích, tốc độ khuấy 400 vòng/phút và động học giải phóng tuân theo mô hình Weibull. Môi trường đệm phosphat pH 5,8 được tiến hành lựa chọn để làm môi trường giải phóng khi xây dựng Tiêu chuẩn cơ cở cho chế phẩm NTN nhỏ mắt diclofenac.

Các kết quả bước đầu nghiên cứu NTN diclofenac đã góp phần cho sự phát triển học thuật chuyên ngành Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc và làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 14609/2017) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: vista.gov.vn

Số lượt đọc: 5202

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)