Tin KHCN trong nước
Tàu vũ trụ Israel bắt đầu sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng (09/04/2019)
-   +   A-   A+   In  

Trong sứ mệnh được các chuyên gia gọi là "chụp ảnh Mặt trăng", tàu vũ trụ không người lái Beresheet đã di chuyển vào một quỹ đạo hình elip, cách Mặt Trăng khoảng 500 km.

Người đứng đầu tổ chức phi chính phủ SpaceIL - đơn vị đồng chế tạo tàu vũ trụ Beresheet - ông Morris Kahn cho biết: Với sự chuyển động này, tàu vũ trụ sẽ được lực hấp dẫn của Mặt trăng neo giữ và bắt đầu quay theo Mặt trăng và cùng Mặt trăng quay xung quanh Trái đất".

Tàu vũ trụ Beresheet do tổ chức phi chính phủ SpaceIL và hãng Công nghiệp Vũ trụ Israel phối hợp sản xuất, được phóng lên quỹ đạo ngày 22/2 bằng tên lửa đẩy Falcon 9 từ bãi phóng Cape Canaveral ở bang Florida của Mỹ.

Sự kiện này đánh dấu mốc lịch sử "kép" - lần đầu tiên Israel đưa tàu vũ trụ lên Mặt trăng và lần đầu tiên một tàu vũ trụ tư nhân sẽ đổ bộ Mặt trăng.

Tàu Beresheet nặng 585 kg, mang theo lên quỹ đạo một thiết bị kỹ thuật số chứa các nội dung gồm Kinh thánh, tranh vẽ của trẻ em, các bài hát của Israel, ký ức của những người sống sót trong nạn diệt chủng người Do thái (Holocaust) và quốc kỳ Israel.

Dự kiến, chuyến thám hiểm của tàu Beresheet sẽ kéo dài trong 7 tuần và tàu sẽ đáp xuống Mặt trăng vào ngày 11/4 tới.

Nếu sứ mệnh trên thành công, Israel sẽ trở thành quốc gia thứ 4 có tàu đổ bộ lên Mặt trăng sau Nga, Mỹ và Trung Quốc.

Hiện tại nhiều nước có kế hoạch thực hiện chương trình thám hiểm Mặt trăng, trong đó Ấn Độ kỳ vọng trở thành nước thứ 5 thực hiện sứ mệnh không gian này và dự kiến đưa xe tự hành lên Mặt trăng vào mùa Xuân này.

Nhật Bản cũng có kế hoạch đưa tàu đổ bộ nhỏ có tên SLIM lên Mặt trăng trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến 2021 để nghiên cứu khu vực núi lửa trên vệ tinh tự nhiên này của Trái đất.

 

Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Số lượt đọc: 4642

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)