Tin KHCN trong nước
Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc tế: Kết nối cùng phát triển (03/12/2018)
-   +   A-   A+   In  
Ngày 30/11, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra sự kiện Hệ kết nối sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc tế. Sự kiện là một trong những chương trình thuộc khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia (TECHFEST VIET NAM 2018).

Đến dự Chương trình có ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; các đại biểu đến từ các nước trong khu vực và quốc tế; Đại sứ quán, Nhà đầu tư, doanh nghiệp cùng nhiều cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước. Đặc biệt, chương trình còn có sự tham gia của nhiều diễn giả đến từ nhiều nước trên thế giới như Singapo, Thái Lan, Malaysia, Úc, New Zealand, Isarel, Đức,…
 


 

Toàn cảnh chương trình
 

Các diễn giả đến từ các tổ chức quốc tế đã chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới sáng tạo, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như nguồn năng lượng tái tạo, việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở quốc gia mình cũng như một số ý kiến cho Việt Nam nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam theo hướng bền vững.

 

Diễn giả Denis Brunetti, Tổng GĐ Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào – Đồng Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam đã phát biểu ra mắt sáng kiến Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật; Ông Sieng Van Tran – Chủ tịch Dragonchain Academy đã có bài diễn thuyết về Blockchain. Bài diễn thuyết tập trung các vấn đề chính như vai trò quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, chia sẻ một số kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam.

 

Ngoài ra, Chương trình cũng còn một số bài diễn thuyết quan trọng của các diễn giả khác như “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua thành phố thông minh” của ông Jeawon Peter Chun – Giám đốc điều hành của XnTree Asia; bà Khor Qianyi đến từ Qũy đầu tư mạo hiểm Quest Ventures, Singapo với bài diễn thuyết chia sẻ về kinh nghiệm quốc tế về những sáng kiến đặc thù cho địa phương để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia.

 

Ông Cung Vũ, Đoàn đại biểu Hoa kỳ làm việc tại Đại học Công nghệ Nanyangchia sẻ những kinh nghiệm về việc tạo nguồn năng lượng mới từ năng lượng mặt trời thông qua bài diễn thuyết về “Chiến lược phát triển năng lượng sạch”. Một trong những chia sẻ chú ý của ông Cung Vũ là muốn đổi mới Việt Nam cần những lưới điện, cơ cở hạ tầng thông minh hơn. Ông cũng nhấn mạnh Việt Nam là 1 trong những điểm đến muốn hợp tác trong tương lai. Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp theo hướng bễn vững. Muốn thành công cần có những công nghệ mới, đổi mới sáng tạo. Chúng ta không chỉ dừng lại ở công nghệ mà còn thương mại hóa được những công nghệ đó.

 

Phát biểu tại chương trình nhiều ý kiến đại biểu đã đánh giá cao bài diễn thuyết của các diễn giả đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và chia sẻ trong những năm tới sẽ tiếp tục tham gia các hoạt động của Techfest tại Việt Nam. Nhiều cá nhân, tổ chức cũng ngỏ ý sẽ có những hoạt động hữu ích hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia khởi nghiệp “không để ai lại đằng sau”. Chương trình được đánh giá là hoạt động rất hữu ích cho các tổ chức, cá nhân quan tâm đến khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân trên thế giới quan tâm đến vấn đề này cùng nắm tay hợp tác để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn cầu.

 

Tại chương trình cũng đã ra mắt “Hiệp hội nhà đầu tư thiên thần Việt Nam – Vietnam Angel Network”; Lễ ký kết hợp tác giữa OIV và French Tech Viet – là một cộng đồng và một mạng lưới trực tuyến được hỗ trợ bởi Chính phủ Pháp; Lễ ký kết hợp tác giữa VAN và Hiệp hội Nhà đầu tư thiên thần Đông Nam Á – Business Angel Network of Souteast (BANSEA);...

Nguồn: most.gov.vn

Số lượt đọc: 2471

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)