Tin KHCN trong nước
Việt Nam chế tạo tên lửa đẩy đưa thiết bị nghiên cứu khí quyển (15/11/2018)
-   +   A-   A+   In  

Tên lửa có thể đạt độ cao từ 40 km trở lên, được thiết kế 2 tầng, có thể thực hiện tách tầng mang thiết bị đo nhiệt độ, áp suất không khí.

Sáng 14/11, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Khoa học và Công nghệ ký hợp đồng "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mẫu tên lửa nghiên cứu (Souding Rocket) đưa thiết bị khoa học để thử nghiệm thu thập dữ liệu khí quyển tầng cao".

 

Đây là đề tài thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện trong 24 tháng, bắt đầu từ năm 2018. 

 

Tên lửa được nghiên cứu, chế tạo thông qua đề tài nhánh bởi Học viện Kỹ thuật Quân sự dựa trên nguyên lý của tên lửa chiến đấu, áp dụng vào phát triển kinh tế.

 

Đại tá Đặng Ngọc Thanh, Chủ nhiệm Khoa Hàng không, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Chủ nhiệm đề tài cho biết, ở đề tài này, tên lửa được thiết kế là vật mang thiết bị khoa học làm nhiệm vụ trên tầng khí quyển.

 

Tên lửa có thể bay cao trên 40 km, mang theo thiết bị khoa học đo nhiệt độ, tầng khí quyển, không khí, các thông số theo yêu cầu.

 

Đại tá Thanh cho biết, đây là nhiệm vụ với nhiều thách thức nhưng hiện công nghệ thiết kế, chế tạo được chủ động hoàn toàn trong nước nên có thể thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

 

Souding Rocket là loại tên lửa đẩy loại nhỏ, có khả năng mang các thiết bị nghiên cứu, vệ tinh lên cận quỹ đạo hoặc quỹ đạo với chi phí thấp, tiếp cận được những vị trí khó mà tên lửa đẩy thông thường không thể tiếp cận được.

 

Trên thế giới, các nước vẫn thường xuyên sử dụng các tên lửa Souding Rocket cho cả mục đích quốc phòng và nghiên cứu khoa học. Một số loại có khả năng mang thiết bị nghiên cứu lên độ cao tới 1.000 km, và mang theo thiết bị nghiên cứu có tải trọng nặng tới 450 kg.

Nguồn: chinhphu.vn

Số lượt đọc: 2326

Về trang trước Về đầu trang

TIN TỨC KHÁC
  • Bộ KH&CN giải đáp cho doanh nghiệp về hiệu lực Giấy chứng nhận hợp quy (22/10/2018)
  • Hiện trạng và giải pháp ứng dụng công nghệ bảo quản trên tàu khai thác xa bờ và tàu hậu cần thuỷ sản của tỉnh BR-VT (22/10/2018)
  • Công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên liệu còn lại trong công nghiệp chế biến cá (19/10/2018)
  • Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN không chính thức lần thứ 10 (IAMMST-10) (19/10/2018)
  • Giải pháp ứng dụng công nghệ thủy phân đối với nguyên liệu cá tạp và triển vọng ứng dụng (18/10/2018)
  • Giải pháp công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm surimi và sản phẩm mô phỏng từ surimi trong quá trình chế biến và bảo quản tại các nhà máy chế biến surimi trên địa bàn tỉnh (18/10/2018)
  • Ứng dụng kỹ thuật sấy bằng bơm nhiệt (heat pump) để cải thiện chất lượng và tiết kiệm năng lượng cho quá trình sản xuất các sản phẩm khô thủy sản (18/10/2018)
  • Những giải pháp công nghệ mới trong sản xuất chitin, chitosan từ phế liệu của các nhà máy chế biến (tôm, mực, ghẹ, …) trên địa bàn tỉnh BR-VT (18/10/2018)
  • Công nghệ sản xuất collagen, gelatine từ nguyên liệu còn lại của nhà máy chế biến thủy sản (xương, da, vây, vẩy) và khả năng ứng dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)
  • Ứng dụng công nghệ trong thu hồi protein từ nước rửa trong quá trình sản xuất surimi, chả cá tại các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh BR-VT (17/10/2018)